Dạy học lớp ghép là gì? Có chính sách hỗ trợ giáo viên dạy học lớp ghép không?

Dạy học lớp ghép là gì? Giáo viên dạy học lớp ghép được hưởng những chính sách hỗ trợ gì?

Dạy học lớp ghép là gì?

Căn cứ Mục 1 Công văn 9548/BGDĐT-GDTH năm 2008 có giải thích về dạy học lớp ghép như sau:

1. Mục đích, yêu cầu quản lý và tổ chức dạy học lớp ghép.
Dạy học lớp ghép là hình thức tổ chức dạy học mà một giáo viên trong cùng một thời gian và không gian có trách nhiệm dạy học cho học sinh ở hai hay nhiều nhóm trình độ (lớp) khác nhau nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra cho từng nhóm trình độ.
Ở những địa bàn đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học. Mỗi lớp ghép không quá 15 học sinh và không quá 2 trình độ. Trường hợp đặc biệt có thể ghép 3 trình độ nhưng mỗi lớp không quá 10 học sinh. Hạn chế tổ chức lớp ghép ở lớp đầu cấp (lớp 1) và lớp cuối cấp (lớp 5), nên tổ chức lớp ghép gồm các trình độ liền nhau.
Lớp ghép có học sinh ở 2 nhóm trình độ được gọi là “Lớp ghép 2 trình độ”. Ví dụ: Lớp ghép có học sinh nhóm trình độ lớp 2 và học sinh nhóm trình độ lớp 3 thì được viết là Lớp ghép (2+3). Lớp ghép có học sinh ở 3 nhóm trình độ được gọi là “Lớp ghép 3 trình độ”. Ví dụ: Lớp ghép có 3 nhóm trình độ lớp 2, lớp 3 và lớp 4 thì được viết là Lớp ghép (2+3+4). Lớp ghép 2 trình độ hoặc 3 trình độ đều được tính là 1 đơn vị lớp ghép.
...

Như vậy, có thể hiểu dạy lớp ghép là hình thức tổ chức lớp học kết hợp các cấp độ học sinh khác nhau vào một lớp, do một giáo viên phụ trách công tác giảng dạy.

Dạy học lớp ghép là gì? Có chính sách hỗ trợ giáo viên dạy học lớp ghép không?

Dạy học lớp ghép là gì? Có chính sách hỗ trợ giáo viên dạy học lớp ghép không?

Có chính sách hỗ trợ giáo viên dạy học lớp ghép không?

Căn cứ Điều 3 Quyết định 15/2010/QĐ-TTg quy định:

Điều kiện, mức phụ cấp và cách tính phụ cấp
1. Điều kiện được hưởng phụ cấp:
Giáo viên được Thủ trưởng cơ sở giáo dục hoặc cấp có thẩm quyền phân công dạy lớp ghép được tính hưởng phụ cấp quy định tại Quyết định này.
2. Mức phụ cấp được hưởng:
a) Giáo viên dạy lớp ghép hai trình độ, mỗi tháng được hưởng thêm 50% tiền lương của tháng giảng dạy;
b) Giáo viên dạy lớp ghép ba trình độ trở lên, mỗi tháng được hưởng thêm 75% tiền lương của tháng giảng dạy.
...

Như vậy, giáo viên dạy học lớp ghép được hưởng thêm chính sách hỗ trợ là phụ cấp dạy lớp ghép với mức hưởng cụ thể như sau:

- Giáo viên dạy lớp ghép hai trình độ: hưởng thêm 50% tiền lương của tháng giảng dạy

- Giáo viên dạy lớp ghép ba trình độ trở lên: hưởng thêm 75% tiền lương của tháng giảng dạy

Theo đó, để được hưởng khoản phụ cấp dạy lớp ghép này, giáo viên phải đáp ứng được điều kiện là phải được Thủ trưởng cơ sở giáo dục hoặc cấp có thẩm quyền phân công dạy lớp ghép.

Giáo viên tiểu học dạy học lớp ghép thì có được giảm định mức tiết dạy không?

Hiện tại không có quy định cụ thể về việc giảm định mức tiết học đối với giáo viên dạy học lớp ghép.

Do đó, giáo viên tiểu học dạy lớp ghép vẫn thực hiện định mức tiết dạy theo khoản 1 Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT như sau:

Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
...

Ngoài ra, tại khoản 2 Công văn 9548/BGDĐT-GDTH năm 2008 hướng dẫn về xây dựng kế hoạch dạy học đối với lớp ghép như sau:

2. Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động dạy học lớp ghép.
a. Xây dựng kế hoạch dạy học
Giáo viên dạy lớp ghép trực tiếp xây dựng Kế hoạch dạy học (theo hướng dẫn ở phần Phụ lục đính kèm). Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm hỗ trợ giáo viên xây dựng Kế hoạch dạy học. Hiệu trưởng phê duyệt và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên.
Căn cứ vào chương trình các môn học đã quy định, giáo viên được phân công dạy lớp ghép lập kế hoạch dạy học cho cả năm, mỗi học kỳ, từng tháng, từng tuần học phù hợp với các nhóm trình độ.
Khi thực hiện kế hoạch dạy học, không bắt buộc giáo viên thực hiện chương trình một cách máy móc, hình thức (như dạy đúng tuần, đúng tiết, đúng thời lượng của mỗi tiết), quan trọng là thực hiện chương trình hợp lý, phù hợp với đối tượng học sinh sao cho cuối năm học tất cả học sinh trong mỗi lớp đạt được yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định tại chương trình Giáo dục phổ thông được ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT.
Khi sắp xếp kế hoạch dạy học cần lưu ý:
- Ghép những bài học kiến thức mới ở trình độ này với những bài ôn tập, luyện tập, thực hành ở trình độ kia.
- Hạn chế ghép những môn học đánh giá bằng nhận xét với những môn học đánh giá bằng điểm số.
- Đối với 2 môn Tiếng Việt và Toán, dạy học theo đúng nội dung chương trình cho từng nhóm trình độ. Các môn còn lại có thể tổ chức dạy học chung cho các nhóm trình độ khác nhau. Lựa chọn nội dung chương trình của nhóm trình độ thấp làm cơ sở, nội dung chương trình của nhóm trình độ cao được xem là phần mở rộng.
...

Như vậy, đối với lớp ghép thì các đơn vị trường học tiểu học có xây dựng quy chế riêng về định mức tiết dạy thì thực hiện theo quy chế đó, nếu không thì mình vẫn áp dụng định mức tiết dạy như thông thường.

Giáo viên tiểu học khi thực hiện chương trình giảng dạy không bắt buộc thực hiện một cách máy móc, hình thức (như dạy đúng tuần, đúng tiết, đúng thời lượng của mỗi tiết), quan trọng là thực hiện chương trình hợp lý, phù hợp với đối tượng học sinh sao cho cuối năm học tất cả học sinh trong mỗi lớp đạt được yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định tại chương trình Giáo dục phổ thông được ban hành.

Thuật ngữ pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Không gian mạng quốc gia là gì? Tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng ra sao?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm là gì? Ví dụ về người có trách nhiệm cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng?
Lao động tiền lương
Thu nhập thụ động là gì, ví dụ? Cách tạo thu nhập thụ động cho người lao động ra sao?
Lao động tiền lương
Dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng là gì? HĐLĐ có cần thông tin tài khoản ngân hàng của NLĐ không?
Lao động tiền lương
Khái niệm thương hiệu là gì, ví dụ về thương hiệu? Xây dựng thương hiệu tuyển dụng thông qua các bước nào?
Lao động tiền lương
Thu nhập là gì, thu nhập cá nhân là gì? Thu nhập và lương khác nhau như thế nào?
Lao động tiền lương
Lợi nhuận gộp là gì, ví dụ? Lợi nhuận gộp công thức như thế nào? Doanh nghiệp không thưởng tết cho nhân viên do lợi nhuận gộp thấp có được không?
Lao động tiền lương
Kiểm tra, giám sát là gì, ví dụ về giám sát? Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng là trách nhiệm của ai?
Lao động tiền lương
Danh nhân là gì? Các danh nhân Việt Nam gồm những ai? Vai trò danh nhân đối với người lao động thế nào?
Lao động tiền lương
Chuyên viên là gì? Chuyên viên là chức danh hay chức vụ? Lương chuyên viên công chức hành chính bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ pháp lý
103 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ pháp lý

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào