Dấu hiệu lừa đảo trong tuyển dụng mà người lao động cần biết là gì?
Dấu hiệu nhận biết lừa đảo trong tuyển dụng mà người lao động cần lưu ý là gì?
Có một số dấu hiệu mà người lao động cần lưu ý để nhận biết lừa đảo trong quá trình tuyển dụng. Dưới đây là một số điểm quan trọng:
Yêu cầu thông tin cá nhân quá nhiều: Nếu một công ty yêu cầu bạn cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân, như số chứng minh thư, thông tin tài khoản ngân hàng, hoặc các thông tin nhạy cảm khác trong giai đoạn tuyển dụng ban đầu, hãy cẩn thận. Lừa đảo thường sử dụng thông tin này để lừa đảo tài chính hoặc đánh cắp danh tính.
Việc làm không cần kỹ năng gì: Nếu công việc không yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm hoặc trình độ đào tạo đặc biệt, nhưng lương hấp dẫn quá cao so với thị trường, đây có thể là dấu hiệu của một công việc giả mạo.
Chất lượng trang web và thông tin công ty không rõ ràng: Kiểm tra trang web của công ty và xem xét nếu nó có thông tin liên hệ, địa chỉ văn phòng, lịch sử hoạt động, và thông tin khác. Nếu thông tin này không rõ ràng hoặc trang web trông không chuyên nghiệp, đó có thể là dấu hiệu lừa đảo.
Thiếu thông tin về quá trình tuyển dụng: Công ty nghiêm túc sẽ cung cấp thông tin cụ thể về quá trình tuyển dụng, bao gồm vị trí công việc, mô tả công việc, quyền lợi và quy trình tuyển dụng. Nếu họ không cung cấp thông tin này hoặc nó nghe có vẻ quá đơn giản, hãy cẩn trọng.
Yêu cầu tiền hoặc thông tin tài khoản ngân hàng: Nếu bạn bị yêu cầu trả tiền cho bất kỳ lý do nào trong quá trình tuyển dụng hoặc cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng của bạn. Thì đây chắc chắn là công ty lừa đảo vì căn cứ Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 người lao động sẽ không trả bất kỳ chi phí nào trong quá trình tuyển dụng. Công ty uy tín sẽ không đòi tiền từ ứng viên trong quá trình tuyển dụng.
Sử dụng email hoặc trang web không chính thống: Kiểm tra địa chỉ email của người liên hệ hoặc công ty. Vì đôi khi, lừa đảo sử dụng địa chỉ email hoặc trang web giả mạo để làm cho mình trông giống công ty thật.
Dùng áp lực và thời hạn tuyển dụng gấp gáp: Nếu bạn bị áp lực để đưa ra quyết định nhanh chóng hoặc có thời hạn ngắn để nộp hồ sơ, đây có thể là một dấu hiệu lừa đảo. Công ty lừa đảo thường áp đặt thời hạn ngắn để làm cho người khác không có thời gian nghiên cứu và suy nghĩ cẩn thận.
Không có tài liệu hợp đồng hoặc tài liệu tuyển dụng chính thống: Một công việc chính thức sẽ yêu cầu bạn ký một hợp đồng làm việc. Nếu không có tài liệu này hoặc tài liệu tuyển dụng khá mơ hồ, hãy cẩn thận.
Không có cuộc phỏng vấn trực tiếp: Nếu bạn được tuyển dụng mà không cần tham gia cuộc phỏng vấn trực tiếp, đây có thể là một dấu hiệu lừa đảo. Cuộc phỏng vấn trực tiếp giúp xác minh tính chuyên nghiệp của công ty và vị trí công việc.
Kiểm tra danh tiếng của công ty: Tìm hiểu về danh tiếng của công ty trên mạng và qua các nguồn tin tức. Nếu có nhiều báo cáo về lừa đảo hoặc hoạt động không đáng tin cậy, hãy cân nhắc.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quan trọng vẫn là trước khi chấp nhận bất kỳ cơ hội làm việc nào, hãy luôn kiểm tra và nghiên cứu kỹ thông tin về công ty và quá trình tuyển dụng của họ. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy thảo luận với người thân, bạn bè hoặc người có chuyên môn để có góc nhìn bên ngoài và tìm hiểu thêm trước khi đưa ra quyết định.
Dấu hiệu nhận biết lừa đảo trong tuyển dụng mà người lao động cần lưu ý là gì?
Công ty yêu cầu cọc tiền tuyển dụng sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Theo đó Điều luật này quy định người lao động không phải trả bất kì chi phí nào cho việc tuyển dụng. Ở đây Công ty thu tiền cọc giữ chỗ cũng được xem là một khoản tiền cho việc tuyển dụng và người lao động không phải đóng khoản phí này.
Tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;
b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu công ty thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng có thể bị xem là lừa đảo trong tuyển dụng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 6.000.000 đồng (mức phạt đối với tổ chức).
Đồng thời, công ty còn phải buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu.
Việc người tuyển dụng lừa tiền người lao động có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, việc lừa đảo thu tiền lừa đảo trong tuyển dụng người lao động thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trường hợp chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp có các tình tiết tăng nặng thì người phạm tội có bị phạt tù lên tới 20 năm hoặc chung thân.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?