Đáo hạn là gì? Ví dụ về đáo hạn ngân hàng? Rủi ro đáo hạn ngân hàng đối với người lao động vay tiền là gì?
Đáo hạn là gì? Ví dụ về đáo hạn ngân hàng? Rủi ro đáo hạn ngân hàng đối với người lao động vay tiền là gì?
Đáo hạn là một thuật ngữ trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, chỉ thời điểm mà một khoản vay, hợp đồng, hoặc nghĩa vụ tài chính khác phải được thanh toán hoặc hoàn thành. Đây là ngày cuối cùng mà bạn phải trả toàn bộ số tiền đã vay hoặc thanh toán đầy đủ giá trị của hợp đồng.
- Dưới đây là một ví dụ về đáo hạn ngân hàng:
+ Vay một khoản tiền từ ngân hàng với số tiền là 100 triệu đồng vào ngày 1/1/2023, với kỳ hạn vay là 12 tháng. Ngày đáo hạn của khoản vay này sẽ là ngày 1/1/2024. Vào ngày này, bạn cần phải hoàn trả toàn bộ số tiền gốc và lãi suất đã thỏa thuận với ngân hàng.
+ Vay thấu chi 200 triệu đồng vào ngày 1/1/2023 với kỳ hạn vay là 12 tháng, thì ngày đáo hạn sẽ là ngày 1/1/2024. Đến ngày này, bạn phải huy động vốn để thanh toán lại cho ngân hàng.
- Rủi ro đáo hạn ngân hàng có thể ảnh hưởng đến người vay theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số rủi ro đáo hạn ngân hàng mà người lao động vay tiền có thể gặp phải:
+ Phát mãi tài sản: Nếu người lao động không thể trả nợ đúng hạn, ngân hàng có thể phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi vốn vay.
+ Nợ xấu: Không trả nợ đúng hạn có thể dẫn đến việc người lao động bị ghi nhận nợ xấu trên toàn hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai.
+ Lãi suất cao: Một số dịch vụ đáo hạn bên ngoài ngân hàng có thể áp dụng lãi suất rất cao, gây áp lực tài chính lớn cho người vay.
+ Khó khăn tài chính: Nếu không lựa chọn kỹ thuật đáo hạn phù hợp với tình hình tài chính cá nhân, người lao động có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán và quản lý tài chính.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Đáo hạn là gì? Ví dụ về đáo hạn ngân hàng? Rủi ro đáo hạn ngân hàng đối với người lao động vay tiền là gì? (Hình từ Internet)
Người lao động có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm không?
Theo Điều 12 Luật Việc làm 2013 quy định:
Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Theo đó người lao động thuộc đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp là những người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 13 Luật Việc làm 2013 quy định:
Điều kiện vay vốn
1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
b) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Có bảo đảm tiền vay.
2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
3. Chính phủ quy định mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, trình tự, thủ tục vay vốn và điều kiện bảo đảm tiền vay.
Theo đó người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm cần đáp ứng điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?