Đạo đức công vụ là gì? Ví dụ về đạo đức công vụ? Liên hệ thực tế về đạo đức công vụ ra sao?
Đạo đức công vụ là gì? Ví dụ về đạo đức công vụ? Liên hệ thực tế về đạo đức công vụ?
Đạo đức công vụ là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc hành vi và cách ứng xử mà cán bộ, công chức phải tuân theo khi thực hiện nhiệm vụ công vụ. Nó bao gồm các chuẩn mực về đạo đức, trách nhiệm, và nghĩa vụ nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong hoạt động công vụ.
- Ví dụ về đạo đức công vụ
+ Trung thực và minh bạch: Một cán bộ thuế không nhận hối lộ và luôn xử lý các vụ việc theo đúng quy định pháp luật.
+ Tận tụy phục vụ nhân dân: Một nhân viên y tế làm việc ngoài giờ để chăm sóc bệnh nhân trong tình trạng khẩn cấp.
+ Chấp hành kỷ luật: Một công chức luôn tuân thủ nội quy, quy chế của cơ quan và không sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân.
- Liên hệ thực tế về đạo đức công vụ: Trong thực tế, đạo đức công vụ được thể hiện qua nhiều hành động cụ thể:
+ Cải cách hành chính: Nhiều địa phương đã triển khai các biện pháp cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, giảm thiểu thủ tục rườm rà và tăng cường tính minh bạch.
+ Xử lý vi phạm: Các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức công vụ, như tham nhũng, lạm quyền.
+ Đào tạo và bồi dưỡng: Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức công vụ được tổ chức thường xuyên để nâng cao nhận thức và kỹ năng cho cán bộ, công chức.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Đạo đức công vụ là gì? Ví dụ về đạo đức công vụ? Liên hệ thực tế về đạo đức công vụ ra sao? (Hình từ Internet)
Cán bộ công chức vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ thì bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 65 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:
Xử lý cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ
Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm sau đây:
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
2. Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;
3. Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
Theo đó cán bộ công chức có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các hành vi vi phạm bao gồm:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và pháp luật có liên quan;
- Thiếu trách nhiệm trong hoạt động quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;
- Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
Cán bộ công chức đương nhiên bị cho thôi việc trong trường hợp nào?
Các trường hợp đương nhiên bị cho thôi việc sẽ áp dụng đối với cán bộ, công chức như sau:
Đối với cán bộ
Theo khoản 3 Điều 78 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm;
Trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Đối với công chức
Theo khoản 3 Điều 51 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định công chức được điều động đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp kiêm nhiệm.
Và theo khoản 3 Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật;
Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?