Danh mục hồ sơ nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử cho các cấp uỷ, tổ chức đảng gồm những gì?
Danh mục hồ sơ nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử cho các cấp uỷ, tổ chức đảng gồm những gì?
Căn cứ theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 danh mục hồ sơ nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử cho các cấp uỷ, tổ chức đảng gồm những giấy tờ sau:
1. Tờ trình và Biên bản kiểm phiếu ở các bước.
2. Sơ yếu lý lịch 2C theo quy định hiện hành do cá nhân tự khai và cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ xác nhận; có dán ảnh màu khổ 4x6 và đóng dấu.
3. Đánh giá, nhận xét 3 năm gần nhất của các cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị của cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ, về:
(3.1) Phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ.
(3.2) Năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; trong đó, thể hiện rõ trong quá trình công tác nhân sự có sản phẩm cụ thể, thành tích công tác, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có).
(3.3) Uy tín và triển vọng phát triển.
4. Đánh giá, nhận xét của chi bộ, đảng uỷ cơ quan nơi công tác.
5. Nhận xét của cấp uỷ nơi cư trú đối với bản thân và gia đình cán bộ.
6. Kết luận về tiêu chuẩn chính trị của cấp có thẩm quyền theo Quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
7. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu ban hành kèm theo quy định hiện hành (có ký xác nhận của người kê khai và người nhận bản kê khai theo quy định).
8. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị... (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
9. Giấy khám sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
* Lưu ý:
- Danh mục hồ sơ nhân sự thống nhất khổ giấy A4 và sắp xếp theo thứ tự như trên.
- Các tài liệu nêu tại Mục 2, 3, 4, 5, 7, 9 không quá 6 tháng tính đến thời điểm xem xét.
Trên đây là danh mục hồ sơ nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử cho các cấp uỷ, tổ chức đảng.
Danh mục hồ sơ nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử cho các cấp uỷ, tổ chức đảng gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý cán bộ gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
Nội dung quản lý cán bộ
1. Phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đánh giá cán bộ.
3. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
4. Tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức đối với cán bộ.
5. Khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
6. Thực hiện chế độ, chính sách cán bộ.
7. Kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác cán bộ và cán bộ.
Theo đó các nội dung quản lý cán bộ gồm:
- Phân cấp quản lý cán bộ.
- Đánh giá cán bộ.
- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức đối với cán bộ.
- Khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
- Thực hiện chế độ, chính sách cán bộ.
- Kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác cán bộ và cán bộ.
Theo Quy định 80 trách nhiệm quản lý và quyết định đối với cán bộ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 trách nhiệm quản lý và quyết định đối với cán bộ như sau:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng thực hiện định hướng và quyết định những chủ trương, vấn đề hệ trọng về công tác cán bộ và cán bộ theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trực tiếp quyết định một số nội dung trong công tác cán bộ; phân công, phân cấp cho các cấp uỷ, tổ chức đảng quyết định một số nội dung đối với các chức danh lãnh đạo thuộc diện Trung ương quản lý và các chức danh cán bộ khác; uỷ quyền cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư quyết định một số khâu, nội dung trong công tác cán bộ.
- Cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ công tác, sinh hoạt đảng ở địa phương, cơ quan, đơn vị, trong đó có cán bộ thuộc diện cấp trên quản lý và chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về phạm vi được phân cấp, uỷ quyền trong quản lý cán bộ.
- Trường hợp một người đồng thời đảm nhiệm nhiều chức vụ thuộc thẩm quyền quản lý của các cấp khác nhau thì cấp quản lý chức vụ cao nhất xem xét, quyết định.
- Cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, lấy phiếu tín nhiệm theo quy định; xem xét, quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; cho từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ được phân cấp quản lý hoặc trong phạm vi được phân công phụ trách.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Thứ 6 đen tối là ngày nào? Ngày thứ 6 đen tối có phải ngày nghỉ lễ của người lao động không?
- Lần điều chỉnh tăng lương hưu tiếp theo sau khi tăng 15% của cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì căn cứ để tính điều chỉnh dựa trên mức lương hưu nào?
- Quốc hội quyết định mức lương cơ sở mới thay mức lương cơ sở 2.34 hiện đang áp dụng cho toàn bộ CBCCVC và LLVT thì căn cứ phù hợp các yếu tố cụ thể thế nào?