Đánh giá, xếp loại chất lượng công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tuân theo thủ tục như thế nào?
Ai có thẩm quyền đánh giá, xếp loại công chức?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
1. Đối với cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đối với công chức
a) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.
b) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.
3. Đối với viên chức
Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức.
Như vậy, khi đánh giá xếp loại công chức có hai trường hợp:
- Người đúng đầu: người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện
- Cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý: người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.
Thẩm quyền đánh giá xếp loại công chức (Hình từ Internet)
Khi nào công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
b) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
c) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
b) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
c) Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ;
d) Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
đ) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Như vậy, nếu công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí như trên sẽ xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
Nếu công chức không thực hiện đúng và hoàn thành nhiệm vụ được giao, điều này có thể gây ra hậu quả tiêu cực và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan tổ chức, đơn vị.
Việc quy định về tiêu chí đánh giá công chức không hoàn thành nhiệm vụ nhằm sàng lọc được các công chức là người đứng đầu không phù hợp, không đủ năng lực nhầm nâng cao sự phát triển, tìm kiếm người lãnh đạo phù hợp để có thể quản lý và giúp tạo nên một cơ quan, tổ chức, đơn vị chất lượng, hiệu quả hơn.
Đánh giá, xếp loại chất lượng công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tuân theo thủ tục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
1. Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:
a) Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Công chức làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Nhận xét, đánh giá công chức
Tổ chức cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.
d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan có thẩm quyền đánh giá tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại điếm b, điểm c khoản này và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.
Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với công chức.
đ) Cấp có thẩm quyền đánh giá công chức thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Như vậy, khi đánh giá xếp loại chất lượng công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tuân theo thủ tục như trên bao gồm các trình tự sau:
- Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
- Nhận xét, đánh giá công chức
- Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.
- Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
- Cấp có thẩm quyền đánh giá công chức thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?