Đang nghỉ thai sản, nhờ người nộp hồ sơ thất nghiệp được không?
Đang nghỉ thai sản, nhờ người nộp hồ sơ thất nghiệp được không?
Tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Quyền của người lao động
1. Nhận sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận đầy đủ về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm.
3. Được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17, nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định này.
4. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; yêu cầu trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.
5. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
2. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và trao phiếu trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này thì trả lại người nộp và nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo đó, nếu đang nghỉ thai sản, người lao động có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp giúp mình. Lưu ý, khi nhờ người khác đi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đang nghỉ thai sản cần chuẩn bị thêm giấy ủy quyền.
Đang nghỉ thai sản, nhờ người nộp hồ sơ thất nghiệp được không?
Đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 1 năm có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 có quy định như sau:
Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Theo quy định trên, người lao động cần đóng tối thiểu 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp để đủ điều kiện về thời gian, từ đó xét hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Như vậy là, khi nghỉ việc mà thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 1 năm, người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày nào?
Tại khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm 2013 có quy định như sau:
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Theo đó, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16 kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?