Đang làm Dân quân tự vệ thì bị gọi đi nghĩa vụ quân sự nữa không? Mẫu đơn xin tham gia dân quân tự vệ hiện nay là mẫu nào?
Đang làm Dân quân tự vệ thì bị gọi đi nghĩa vụ quân sự nữa không?
Theo Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:
Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.
Theo Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:
Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Theo Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:
Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự
Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
Theo đó công dân nam đủ 17 tuổi trở lên, công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân sẽ thuộc đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự trừ trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Dễ dàng nhận thấy người đang làm Dân quân tự vệ không thuộc đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Như vậy công dân nam đủ 17 tuổi trở lên, công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân dù đang làm Dân quân tự vệ vẫn có thể bị gọi đi nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên theo điểm a khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019) quy định:
Nghĩa vụ quân sự
...
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Ngoài ra theo Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định:
Thành phần của Dân quân tự vệ
1. Dân quân tự vệ tại chỗ.
2. Dân quân tự vệ cơ động.
3. Dân quân thường trực.
4. Dân quân tự vệ biển.
5. Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.
Theo đó nếu người đang làm Dân quân tự vệ là Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình và không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa. Trường hợp này hiển nhiên sẽ không bị gọi đi nghĩa vụ quân sự.
Đang làm Dân quân tự vệ thì bị gọi đi nghĩa vụ quân sự nữa không? Mẫu đơn xin tham gia dân quân tự vệ hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn xin tham gia dân quân tự vệ hiện nay là mẫu nào?
Hiện nay các văn bản pháp luật không quy định về mẫu đơn xin tham gia dân quân tự vệ. Do đó có thể tự mình soạn mẫu đơn xin tham gia dân quân tự vệ cho phù hợp.
Dưới đây là hình ảnh mẫu đơn xin tham gia dân quân tự vệ:
Tải mẫu đơn xin tham gia dân quân tự vệ hiện nay: TẢI VỀ.
Chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết là gì?
Theo Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định:
Điều kiện, mức hưởng, trình tự, thủ tục và cơ quan có trách nhiệm bảo đảm kinh phí, chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết
1. Dân quân tự vệ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Dân quân tự vệ trong trường hợp sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động hoặc huy động theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 bị tai nạn không được hưởng chế độ trợ cấp.
3. Mức hưởng
a) Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng như quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi xuất viện. Nếu tai nạn làm suy giảm khả năng lao động 5% thì được hưởng 7.450.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm 1% thì được hưởng thêm 745.000 đồng;
b) Trường hợp bị tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 53.640.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng;
c) Trường hợp bị ốm đau dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 7.450.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng.
...
Theo đó, để Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng Chế độ chính sách nếu bị tai nạn, chết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Dân quân tự vệ 2019 trong trường hợp sau:
- Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động hoặc huy động theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;
- Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP như: cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân hoặc tai nạn do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến thực hiện nhiệm vụ hoặc tai nạn do sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác theo quy định của pháp luật.
Mức hưởng quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP được thể hiện như sau:
- Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh như mức hưởng bảo hiểm y tế cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ. Trong thời gian điều trị nội trú được bảo đảm tiền ăn bệnh lý.
Trường hợp Dân quân tự vệ đang điều trị nội trú, nhưng hết thời gian làm nhiệm vụ thì được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và tiền ăn bệnh lý nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu hết 15 ngày bệnh vẫn chưa ổn định thì điều trị đến khi ổn định và được thanh toán 100% tiền khám, chữa bệnh kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi xuất viện.
Nếu tai nạn làm suy giảm khả năng lao động 5% thì được hưởng 7.450.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm 1% thì được hưởng thêm 745.000 đồng;
- Trường hợp bị tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 53.640.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng;
- Trường hợp bị ốm đau dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 7.450.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?