Dân tộc là gì? Tổng hợp tên 54 dân tộc Việt Nam? Người dân tộc thiểu số có được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công?

Dân tộc là gì? Tổng hợp toàn bộ tên 54 dân tộc Việt Nam? Có được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công cho người dân tộc thiểu số không?

Dân tộc là gì? Tổng hợp tên 54 dân tộc Việt Nam?

Theo Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định:

Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
...
2. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuẩn thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
b) Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
...

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.
...

Theo Điều 5 Nghị định 05/2011/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 127/2024/NĐ-CP) quy định:

Xác định thành phần dân tộc
Mỗi dân tộc có tên gọi riêng, xác định theo tiêu chí được pháp luật công nhận, phù hợp với nguyện vọng của đồng bào dân tộc. Thành phần dân tộc do cơ quan có thẩm quyền quyết định và công bố theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó có thể thấy "Dân tộc" là một khái niệm có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh. Dưới đây là hai cách hiểu phổ biến:

- Dân tộc là một cộng đồng người sống trong một quốc gia có chủ quyền, được quản lý bởi nhà nước. Cộng đồng này có nền kinh tế, chính trị, và văn hóa ổn định, cùng một ngôn ngữ chung. Ví dụ, dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào, dân tộc Thái Lan.

- Dân tộc là một tập thể người có các đặc điểm chung về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, và nguồn gốc. Các thành viên của một dân tộc thường có sự liên kết chặt chẽ và chia sẻ những giá trị văn hóa, tín ngưỡng đặc trưng. Ví dụ, Việt Nam có 54 dân tộc, bao gồm dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Tày, v.v.

Bảng tên 54 dân tộc Việt Nam

NGƯỜI BANA

NGƯỜI BỐ Y

NGƯỜI BRÂU

NGƯỜI BRU-VÂN KIỀU

NGƯỜI CHĂM

NGƯỜI CHƠ RO

NGƯỜI CHU-RU

NGƯỜI CHỨT

NGƯỜI CO

NGƯỜI CƠ HO

NGƯỜI CỜ LAO

NGƯỜI CƠ TU

NGƯỜI CỐNG

NGƯỜI DAO

NGƯỜI Ê-ĐÊ

NGƯỜI GIA RAI

NGƯỜI GIÁY

NGƯỜI GIÉ-TRIÊNG

NGƯỜI HÀ NHÌ

NGƯỜI HOA

NGƯỜI HRÊ

NGƯỜI KHÁNG

NGƯỜI KHMER

NGƯỜI KHƠ MÚ

NGƯỜI KINH

NGƯỜI LA CHÍ

NGƯỜI LA HA

NGƯỜI LA HỦ

NGƯỜI LÀO

NGƯỜI LÔ LÔ

NGƯỜI LỰ

NGƯỜI MẠ

NGƯỜI MẢNG

NGƯỜI MNÔNG

NGƯỜI MÔNG

NGƯỜI MƯỜNG

NGƯỜI NGÁI

NGƯỜI NÙNG

NGƯỜI Ơ ĐU

NGƯỜI PÀ THẺN

NGƯỜI PHÙ LÁ

NGƯỜI PU PÉO

NGƯỜI RA GLAY

NGƯỜI RƠ MĂM

NGƯỜI SÁN CHAY

NGƯỜI SÁN DÌU

NGƯỜI SI LA

NGƯỜI TÀ ÔI

NGƯỜI TÀY

NGƯỜI THÁI

NGƯỜI THỔ

NGƯỜI XINH MUN

NGƯỜI XƠ ĐĂNG

NGƯỜI XTIÊNG



Dân tộc là gì? Tổng hợp tên 54 dân tộc Việt Nam? Người dân tộc thiểu số có được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công?

Dân tộc là gì? Tổng hợp tên 54 dân tộc Việt Nam? (Hình từ Internet)

Người dân tộc thiểu số có được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công?

Theo Điều 19 Luật Việc làm 2013 quy định:

Đối tượng tham gia
1. Người lao động được tham gia chính sách việc làm công khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động;
b) Tự nguyện tham gia chính sách việc làm công.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng người lao động quy định tại khoản 1 Điều này khi thực hiện dự án, hoạt động không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.

Theo đó người lao động là người dân tộc thiểu số khi có đủ các điều kiện sau thì được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công:

- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động.

- Tự nguyện tham gia chính sách việc làm công.

Yêu cầu về trình độ đối với người giữ chức vụ Chuyên viên cao cấp về công tác dân tộc là gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên cao cấp về công tác dân tộc tại Phụ lục 2 Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-UBDT, Chuyên viên cao cấp về công tác dân tộc đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ như sau:

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ và kỹ năng

- Tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn đảm nhiệm

- Lý luận chính trị: Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số

Bồi dưỡng, chứng chỉ

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính

Kinh nghiệm

- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).

- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

- Nắm được phong tục tập quán, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan

- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

- Trung thực, kiên định, biết lắng nghe

- Điềm tĩnh, cẩn thận

- Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập

- Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

- Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến mảng công việc được phân công và liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị

- Hiểu biết và tâm huyết về lĩnh vực dân tộc, công tác dân tộc

Dân tộc thiểu số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Dân tộc là gì? Tổng hợp tên 54 dân tộc Việt Nam? Người dân tộc thiểu số có được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công?
Lao động tiền lương
54 dân tộc Việt Nam hiện nay là gì? Lao động là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Dân tộc thiểu số
40 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào