Dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ thì chế độ phụ cấp được hưởng là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi Dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ thì chế độ phụ cấp được hưởng là bao nhiêu? Câu hỏi từ anh Uy (Tiền Giang).

Dân quân tự vệ gồm những thành phần nào?

Căn cứ Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định thành phần của Dân quân tự vệ:

Thành phần của Dân quân tự vệ
1. Dân quân tự vệ tại chỗ.
2. Dân quân tự vệ cơ động.
3. Dân quân thường trực.
4. Dân quân tự vệ biển.
5. Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

Như vậy, Dân quân tự vệ có các thành phần sau:

- Dân quân tự vệ tại chỗ.

- Dân quân tự vệ cơ động.

- Dân quân thường trực.

- Dân quân tự vệ biển.

- Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

Dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ thì chế độ phụ cấp được hưởng là bao nhiêu?

Dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ thì chế độ phụ cấp được hưởng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Dân quân tự vệ có những nhiệm vụ nào?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định Dân quân tự vệ có những nhiệm vụ sau:

- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.

- Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam;

- Tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.

- Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh;

- Tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ thì chế độ phụ cấp được hưởng là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định định mức bảo đảm trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, phụ cấp đặc thù đi biển đối với dân quân khi làm nhiệm vụ, trừ dân quân thường trực:

Dân quân khi có quyết định huy động, điều động làm nhiệm vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt được hưởng trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, phụ cấp đặc thù đi biển, định mức quy định như sau:

Dân quân tại chỗ, dân quân cơ động, dân quân phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế

(1) Trợ cấp ngày công

- Mức trợ cấp ngày công lao động không thấp hơn 119.200 đồng

- Trường hợp được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ thì mức trợ cấp tăng nhưng không thấp hơn 59.600 đồng.

(2) Tiền ăn

- Mức tiền ăn bằng tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh đang tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;

(3) Tiền tàu xe

Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được bố trí nơi ăn, nơi nghỉ, bảo đảm phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về như cán bộ, công chức cấp xã.

Dân quân biển

- Khi làm nhiệm vụ, trừ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển: Mức trợ cấp ngày công lao động bằng 178.800 đồng

- Khi làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển:

+ Mức trợ cấp ngày công lao động mỗi người mỗi ngày bằng 372.500 đồng;

+ Mức tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 149.000 đồng;

- Đối với thuyền trưởng, máy trưởng, mức phụ cấp trách nhiệm tính theo ngày thực tế hoạt động trên biển, mỗi ngày bằng 119.200 đồng.

Mức phụ cấp đặc thù đi biển của dân quân khi làm nhiệm vụ trên biển thực hiện theo quy định của Nhà nước về chế độ bồi dưỡng đi biển đối với các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng khi làm nhiệm vụ trên biển.

Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 1 khoản 2 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình:

Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
...

Như vậy, độ tuổi thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình như sau:

- Nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ:

+ Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi

+ Công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi

- Tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ:

+ Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 50 tuổi

+ Công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi.

- Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ là 02 năm. Trường hợp kéo dài thời hạn tham gia Dân quân tự vệ thì không quá 02 năm.

- Đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi theo quy định.

Dân quân tự vệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Dân quân tự vệ được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Lao động tiền lương
12 hình thức khen thưởng cho Dân quân tự vệ áp dụng từ 22/12/2024 là những hình thức nào?
Lao động tiền lương
Từ 22/12/2024, Dân quân tự vệ có những hình thức thi đua nào?
Lao động tiền lương
Bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ thì có đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ không?
Lao động tiền lương
Trung đội trưởng Dân quân tự vệ có phải là chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ không?
Lao động tiền lương
Hình thức kỷ luật đối với các chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ là gì?
Lao động tiền lương
Các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ có được tập huấn bồi dưỡng không?
Lao động tiền lương
Cơ quan nào có thẩm quyền giải thể đơn vị Dân quân tự vệ?
Lao động tiền lương
Ai có thẩm quyền quyết định thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn?
Lao động tiền lương
Chiến sĩ Dân quân tự vệ có thể bị áp dụng những hình thức kỷ luật nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Dân quân tự vệ
25,131 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dân quân tự vệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dân quân tự vệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào