Đại hội quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam là Đại hội nào?

Đại hội nào quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam?

Đại hội quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam là Đại hội nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục I Đề cương ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD-BTGTW năm 2023 quy định như sau:

Các kỳ đại hội của Công đoàn Việt Nam
- Đại hội I Công đoàn Việt Nam
Họp từ ngày 01 - 15/01/1950 tại tỉnh Thái Nguyên, Đại hội đã quyết nghị về nhiệm vụ trước mắt của Công đoàn đối với đường lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gồm 21 ủy viên chính thức và 04 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Thường vụ Trung ương được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh Tuyên được bầu làm Tổng Thư ký.
- Đại hội II Công đoàn Việt Nam
Họp từ ngày 23 - 27/02/1961, tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã thông qua những biện pháp phối hợp để thực hiện đường lối, chính sách mà Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng đã vạch ra về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Đại hội quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam gồm 55 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên Bộ Chính trị được bầu làm Chủ tịch; đồng chí Trần Danh Tuyên, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Tổng Thư ký.
...

Theo đó, Đại hội II quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam.

Đại hội quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam là Đại hội nào?

Đại hội quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam là Đại hội nào? (Hình từ Internet)

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Quyết định chương trình, nội dung hoạt động của công đoàn nhằm thực hiện nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam và các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam; chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của các cấp công đoàn.

- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.

- Chỉ đạo công tác nghiên cứu lý luận công đoàn, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn.

- Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;

- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động và chính sách, pháp luật khác có liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học về lao động, công đoàn, an toàn, vệ sinh lao động;

- Tham gia các ủy ban, hội đồng, ban chỉ đạo quốc gia về các vấn đề có liên quan đến người lao động.

- Phối hợp với các cơ quan của Đảng, cơ quan của Nhà nước, doanh nghiệp, trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở trung ương tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, tiến hành giám sát, phản biện xã hội và các hoạt động xã hội trong đoàn viên và người lao động.

- Quyết định phương hướng, biện pháp về công tác tổ chức, cán bộ; xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn chức danh cán bộ công đoàn; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ chuyên trách công đoàn theo phân cấp quản lý.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ đoàn viên và người lao động, các phong trào thi đua yêu nước và hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của công đoàn các cấp.

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế theo đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

- Thực hiện quyền, trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản; hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản lý tài chính, tài sản và các hoạt động kinh tế công đoàn; thông qua quyết toán, dự toán tài chính công đoàn hằng năm theo quy định của pháp luật Nhà nước.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thuộc cấp tổ chức công đoàn nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:

Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp
Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất, có các cấp sau đây:
1. Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).
2. Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.
3. Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:
a. Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);
b. Công đoàn ngành địa phương;
c. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);
d. Công đoàn tổng công ty;
đ. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
4. Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở).

Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thuộc cấp tổ chức cấp Trung ương.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được hưởng bao nhiêu tiền phụ cấp phục vụ?
Lao động tiền lương
Chương trình Mái ấm Công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bắt đầu phát động vào năm nào?
Lao động tiền lương
Đại hội quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam là Đại hội nào?
Lao động tiền lương
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được đề nghị xử lý kỷ luật đối với cá nhân, tập thể nào trong tổ chức công đoàn?
Lao động tiền lương
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có được hưởng phụ cấp phục vụ không?
Lao động tiền lương
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có tiêu chuẩn về năng lực công tác như thế nào?
Lao động tiền lương
Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận mức phụ cấp trách nhiệm là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
6,650 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tài chính Công đoàn: Các văn bản liên quan cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào