Đặc điểm của các nước đang phát triển là gì? Vai trò của người lao động đối với các nước đang phát triển?
Đặc điểm của các nước đang phát triển là gì?
Các nước đang phát triển là những quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp chưa được phát triển hoàn toàn và có chỉ số phát triển con người (HDI) cũng như thu nhập bình quân đầu người không cao.
Các nước đang phát triển thường gặp nhiều vấn đề như: sự phụ thuộc kinh tế vào một số mặt hàng xuất khẩu, thiếu hụt ngân sách, nợ công cao, thiếu hạ tầng, thiếu nhân lực chất lượng, bất bình đẳng xã hội, ô nhiễm môi trường, dân số tăng nhanh...
Các nước đang phát triển cần thực hiện các biện pháp như: đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đầu tư vào giáo dục và y tế, khuyến khích đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên... để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Đặc điểm của các nước đang phát triển là gì? Vai trò của người lao động đối với các nước đang phát triển? (Hình từ Internet)
Vai trò của người lao động đối với các nước đang phát triển?
Người lao động là những người tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Người lao động có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, bởi vì:
- Người lao động là nguồn lực quan trọng của nền kinh tế. Người lao động cung cấp sức lao động, trí tuệ, kỹ năng và sáng tạo cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Người lao động là những người tạo ra giá trị gia tăng và thu nhập cho nền kinh tế.
- Người lao động là những người tiêu dùng của nền kinh tế. Người lao động sử dụng thu nhập của mình để mua các hàng hóa và dịch vụ, từ đó tạo ra nhu cầu và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Người lao động cũng là những người đóng góp vào ngân sách nhà nước qua các khoản thuế và phí.
- Người lao động là những người tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế. Người lao động có thể tham gia vào các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, hợp tác quốc tế, từ đó mở rộng thị trường và cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Do đó, để phát triển kinh tế một cách bền vững, cần phải chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao số lượng và chất lượng của người lao động.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Như thế nào là tiền lương của người lao động?
Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo đó, tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo công việc hoặc theo chức danh thì không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Ngoài ra, các khoản phụ cấp lương và khoản bổ sung khác sẽ do các bên tự thỏa thuận chứ không bắt buộc phải có.
Cách tính lương cơ bản của người lao động hiện nay?
Lương cơ bản có thể hiểu là mức lương tối thiểu người lao động nhận được, nên mức lương cơ bản đối với khối doanh nghiệp và khối Nhà nước cũng có sự khác biệt.
Do đó, lương cơ bản hiện nay sẽ được chia ra thành 02 nhóm đối tượng như sau:
* Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho các doanh nghiệp, cá nhân:
Lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp được xác định theo thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống, làm việc.
Trong khi đó, lương cơ bản là lương trong hợp đồng lao động và do các bên thỏa thuận với nhau. Chính vì thế, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
+ Vùng I: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.
+ Vùng II: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.
+ Vùng III: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.
+ Vùng IV: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.
* Đối với cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước:
Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức chính là tích của lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương
Từ 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương (Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?