Đã kỷ luật khiển trách thì có được xử phạt bằng hình thức trừ lương người lao động không?
Đã kỷ luật khiển trách thì có được xử phạt bằng hình thức trừ lương người lao động không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.
...
Bên cạnh đó Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy đinh:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Chiếu theo các quy định trên, người sử dụng lao động không được phép xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức phạt tiền hay cắt lương người lao động. Ngoài ra, người sử dụng lao động chỉ được trừ lương của người lao động trong trường hợp để bồi thường thiệt hại do người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
Do đó, người sử dụng lao động không được phép xử phạt bằng hình thức trừ lương người lao động trong trường hợp xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Đã kỷ luật khiển trách thì có được xử phạt bằng hình thức trừ lương người lao động không?
Người lao động có bị kéo dài thời hạn nâng lương khi bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV, sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV quy định:
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
...
3. Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên:
Trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:
a) Kéo dài 12 tháng đối với các trường hợp:
- Cán bộ bị kỷ luật cách chức;
- Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;
- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.
b) Kéo dài 06 tháng đối với các trường hợp:
- Cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;
- Viên chức bị kỷ luật cảnh cáo;
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 tháng.
c) Kéo dài 03 tháng đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách.
d) Trường hợp vừa bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
đ) Trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản này.
e) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng: nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý ký luật hành chính quy định tại khoản này
Căn cứ theo quy định trên, trường hợp người lao động bị kỷ luật khiển trách sẽ bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên trong 06 tháng.
Ngoài ra, trường hợp người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính.
Trường hợp không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý ký luật hành chính quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV, sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV.
Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật người lao động?
Căn cứ theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.
Như vậy, có 04 hình thức xử lý kỷ luật người lao động bao gồm: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức và sa thải.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?