Đã có kế hoạch triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với CBCCVC, LLVT và NLĐ cụ thể ra sao?
- Đã có kế hoạch triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với CBCCVC, LLVT và NLĐ cụ thể ra sao?
- Nội dung của kế hoạch triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với CBCCVC, LLVT và NLĐ là gì?
- Bảng lương mới từ 1/7/2024 sau khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 cụ thể được xây dựng như thế nào?
Đã có kế hoạch triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với CBCCVC, LLVT và NLĐ cụ thể ra sao?
Ngày 31/01/2024 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 135/QĐ-TTg năm 2024 Kế hoạch thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Tại Quyết định 135/QĐ-TTg năm 2024 có nêu rõ mục đích như sau:
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
- Xác định các nội dung, nhiệm vụ cụ thể để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 và nhiệm vụ tại Kết luận 64-KL/TW năm 2013.
- Bảo đảm việc xây dựng và triển khai đúng tiến độ, chất lượng các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
- Xác định rõ trách nhiệm và sự phối hợp của các bộ, cơ quan và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
Chính thức có Kế hoạch triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với CBCCVC, LLVT và NLĐ cụ thể ra sao?
Nội dung của kế hoạch triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với CBCCVC, LLVT và NLĐ là gì?
Theo đó, có 8 nội dung trong kế hoạch triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với CBCCVC, LLVT và NLĐ, bao gồm:
1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo đồng thuận xã hội, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị về việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Kết luận 64-KL/TW năm 2013 và Nghị quyết 104/2023/QH15; quán triệt thống nhất nhận thức, đồng thuận trong CBCCVC, người lao động về việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
2. Báo cáo cấp có thẩm quyền thông qua danh mục vị trí việc làm CBCCVC trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cấp xã.
3. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành Danh mục chức danh, chức vụ tương đương thuộc phạm vi quản lý để làm căn cứ thực hiện chính sách tiền lương mới
4. Xây dựng Tờ trình về các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, tác động khi cải cách tiền lương đến chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội
5. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với CBCCVC và lực lượng vũ trang.
6. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định chính sách tiền lương mới đối với khu vực doanh nghiệp
7. Tập huấn, hướng dẫn thực hiện các quy định tại Quyết định của Ban Bí thư, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị định của Chính phủ về chế độ tiền lương mới.
8. Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo gắn với cải cách chính sách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022 và Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Bảng lương mới từ 1/7/2024 sau khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 cụ thể được xây dựng như thế nào?
Căn cứ tại Nghị quyết 104/2023/QH15, chính thức từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: lương cơ bản và các khoản phụ cấp trong đó lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Tại tiết 3.1, tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định rõ sẽ xây dựng hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
+ Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
+ Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
+ Mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện
- 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?