Đã có đề xuất điều kiện được cấp Giấy chứng nhận là Lương y, cụ thể ra sao?
Theo pháp luật hiện hành đối tượng nào được đề nghị cấp Giấy chứng nhận là lương y?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 29/2015/TT-BYT về Quy định cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 26/11/2015 có quy định như sau:
Đối tượng đề nghị cấp Giấy chứng nhận là lương y
1. Đối tượng đã được chuẩn hóa lương y có đủ các chứng chỉ học phần nhưng chưa được kiểm tra sát hạch theo Thông tư số 13/1999/TT-BYT ngày 06 tháng 7 năm 1999 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân thuộc lĩnh vực hành nghề y, dược cổ truyền (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/1999/TT-BYT) trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.
2. Đối tượng đã được Trung ương Hội Đông y Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là lương y chuyên sâu trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.
3. Đối tượng đã được Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam bồi dưỡng và cấp Giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên (theo phân loại của Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam) trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.
4. Đối tượng đã được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế tỉnh) cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, y học cổ truyền, trang thiết bị y tế tư nhân có phạm vi hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo quy định tại Thông tư số 07/2007/TT-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân (sau đây viết tắt là Thông tư số 07/2007/TT-BYT) nhưng không phải là bác sỹ, y sỹ y học cổ truyền và chưa được cấp Giấy chứng nhận là lương y.
5. Đối tượng đặc cách đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên.
6. Đối tượng có đủ các chứng chỉ học phần quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này và đã đạt kết quả qua kỳ kiểm tra sát hạch cuối khóa chuẩn hóa lương y do Bộ Y tế tổ chức theo quy định tại Thông tư số 13/1999/TT-BYT nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận là lương y.
Như vậy, theo quy định của Thông tư 29/2015/TT-BYT có 06 đối tượng được đề nghị cấp Giấy chứng nhận là lương y.
Đã có đề xuất điều kiện được cấp Giấy chứng nhận là Lương y, cụ thể ra sao?
Đối tượng nào nào được đề nghị cấp Giấy chứng nhận là Lương y theo dự thảo mới nhất?
Căn cứ theo Điều 2 Dự thảo Thông tư quy định cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là Lương y
Có nội dung về đối tượng đề nghị cấp Giấy chứng nhận là Lương y bao gồm:
1- Đối tượng đã được Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam bồi dưỡng và cấp Giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên (theo phân loại của Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam).
2- Đối tượng hoàn thành khóa đào tạo theo chương trình đào tạo Lương y và thông qua kỳ kiểm tra sát hạch cuối khóa đào tạo tại cơ sở đào tạo đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Đã có đề xuất điều kiện được cấp Giấy chứng nhận là Lương y, cụ thể ra sao?
Căn cứ theo Điều 3, 4 Dự thảo Thông tư quy định cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là Lương y có đề xuất về điều kiện được cấp Giấy chứng nhận là Lương y, cụ thể như sau:
+ Theo dự thảo, với đối tượng đã được Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam bồi dưỡng và cấp Giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên (theo phân loại của Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam), điều kiện cấp Giấy chứng nhận là Lương y được đề xuất như sau:
Về kiến thức chuyên môn: Có Giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên (theo phân loại của Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam) do Ban Trị sự Trung ương Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam cấp.
Về thực tập: Có thời gian thực tập khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 12 tháng trở lên tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền hợp pháp sau khi có Giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên, được người đứng đầu cơ sở đó xác nhận bằng văn bản.
Về việc xác nhận ý kiến đồng ý của Phật hội Việt Nam: Được Phật hội Việt Nam xác nhận bằng văn bản về quá trình đào tạo, hành nghề và đạo đức nghề nghiệp để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
Về trình độ học vấn: Người sinh trước ngày 1/1/1960 và dân tộc ít người phải đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ. Người sinh từ ngày 1/1/1960 trở về sau phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
+ Với đối tượng hoàn thành khóa đào tạo theo chương trình đào tạo Lương y và thông qua kỳ kiểm tra sát hạch cuối khóa đào tạo tại cơ sở đào tạo đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, để được cấp Giấy chứng nhận là Lương y cần có:
- Thời gian thực tập khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 12 tháng trở lên tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền hợp pháp sau khi có đủ kiến thức chuyên môn theo quy định trên, được người đứng đầu cơ sở đó xác nhận bằng văn bản.
- Thêm vào đó, cần đáp ứng đủ điều kiện về trình độ học vấn: Người sinh trước ngày 1/1/1960 và dân tộc ít người phải đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ. Người sinh từ ngày 1/1/1960 trở về sau phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.
Xem chi tiết Dự thảo Thông tư quy định cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là Lương y: TẢI VỀ
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?