Đã chốt thời gian ban hành Đề án vị trí việc làm để có cơ sở cải cách tiền lương từ 01/7/2024?
Đã chốt thời gian ban hành Đề án vị trí việc làm để cải cách tiền lương từ 01/7/2024?
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 520/TB-VPCP năm 2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tại Hội nghị toàn quốc triển khai xây dựng, quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
Xây dựng, quản lý vị trí việc làm là việc khó khăn, nhạy cảm, phức tạp nhưng là nhiệm vụ chính trị phải thực hiện, góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, là cơ sở để thực hiện chính sách cải cách tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII, tạo động lực và phát huy tính sáng tạo, tâm huyết của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi công vụ.
Để triển khai đồng bộ việc xây dựng, quản lý vị trí việc làm ở các bộ, ngành và địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Đề án và phê duyệt vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị mình,
+ Chủ động lựa chọn phương thức triển khai phù hợp, đẩy mạnh phân cấp trong khuôn khổ quy định của pháp luật, bảo đảm tuân thủ các chủ trương, nguyên tắc của Trung ương,
+ Đồng thời, bảo đảm tính linh hoạt, tinh thần là khó tới đâu gỡ tới đó, không cầu toàn nhưng không được chủ quan, hời hợt.
Mục tiêu là đạt chất lượng cao nhất, bảo đảm hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2024.
Xem chi tiết: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/pho-thu-tuong-tran-luu-quang-chot-thoi-han-hoan-thanh-de-an-vi-tri-viec-lam-de-cai-cach-tien-luong-119231214221440693.htm
Như vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/3/2024 các Bộ, ngành địa phương phải hoàn thành xây dựng và ban hành Đề án vị trí việc làm để làm cơ sở thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.
Xem thêm:
Mức lương mới từ 01/7/2024 của công chức viên chức phải cao hơn mức lương hiện nay có đúng không?
05 yếu tố tạo bảng lương mới từ 01/7/2024 của công chức khi cải cách tiền lương là gì?
Đã chốt thời gian ban hành Đề án vị trí việc làm để cải cách tiền lương từ 01/7/2024?
Bảng lương mới khi cải cách tiền lương có thay đổi chế độ nâng bậc lương hay không?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có quy định tiền lương công chức viên chức được tính theo số tiền cụ thể theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, bảo đảm tương quan với tiền lương trên thị trường lao động và có cơ cấu tiền lương gồm:
Lương = Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (30% quỹ lương).
Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Đồng thời, theo nội dung được đề cập trong Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 trong đó việc xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Như vậy, bảng lương mới 2024 sẽ được thiết kế dựa trên các yếu tố cụ thể theo Nghị quyết 27 nêu trên. Trong đó có việc điều chỉnh cũng như hoàn thiện chế độ nâng bậc lương để phù hợp hơn với quy định bảng lương mới từ đây có thể có nhiều sự thay đổi về chế độ nâng bậc lương.
05 Bảng lương theo vị trí việc làm từ áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo Nghị quyết 27 là gì?
Về thực hiện chính sách tiền lương, Quốc hội quyết nghị từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, chính sách cải cách tiền lương sẽ điều chỉnh, thay đổi cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; người lao động trong doanh nghiệp.
Trong đó, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được thiết kế theo cơ cấu mới: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Đồng thời, hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo sẽ được xây dựng để thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới nhưng bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm 5 bảng lương mới như sau:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật công an.
- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Như vậy, nếu không có gì thay đổi, dự tính từ 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương qua đó có thể sẽ có 05 bảng lương mới theo vị trí việc làm áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Hiện nay chưa có thông tin chính thức về bảng lương theo vị trí việc làm mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cải cách bao giờ cũng gặp trở ngại, khó khăn, áp lực, nhạy cảm nhưng đây là việc hệ trọng phải làm, khó tới đâu gỡ tới đó, để quý II/2024 tập trung xây dựng hệ thống bảng lương mới, áp dụng từ ngày 01/7/2024.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?