Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ nào của Chính phủ Việt Nam? Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ được nhận mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao nhiêu?
Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ nào của Chính phủ Việt Nam?
Tại Điều 1 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 2525/QĐ-BKHCN năm 2018 có quy định như sau:
Vị trí, chức năng
1. Cục Sở hữu trí tuệ là tổ chức trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; trực tiếp quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cục Sở hữu trí tuệ có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Intellectual Property Office of Viet Nam (viết tắt là IP Viet Nam).
2. Cục Sở hữu trí tuệ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản nội tệ, ngoại tệ tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ là tổ chức trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ của Chính phủ Việt Nam.
Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ nào của Chính phủ Việt Nam?
Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ được nhận mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo là bao nhiêu?
Căn cứ Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước quy định tại tiểu mục 4 Mục I ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 117/2016/NĐ-CP quy định như sau:
STT | Chức danh lãnh đạo | Hệ số |
1 | Cục trưởng thuộc Bộ | 1,00 |
2 | Phó Cục trưởng thuộc Bộ | 0,80 |
3 | Trưởng phòng (Ban) và tổ chức tương đương | 0,60 |
4 | Phó trưởng phòng (Ban) và tổ chức tương đương | 0,40 |
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng.
Như vậy, theo quy định trên, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ sẽ được nhận mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo là: 2.340.000 đồng/tháng.
Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện những nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Cục trưởng thuộc Bộ tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, được đính chính bởi Công văn 580/BNV-TCBC năm 2023 và bị thay thế bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BNV, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
Chủ trì lập kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ trong Cục thuộc Bộ. | 1. Chủ trì xây dựng nội dung, kế hoạch công tác năm, quý, tháng của Cục theo quy định của Bộ. 2. Phân công nhiệm vụ cho các phòng trực thuộc Cục thuộc Bộ. 3. Phân công công việc cấp phó giúp việc quản lý và từng công chức trong Cục thuộc Bộ. 4. Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và phê duyệt nội dung chương trình, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng của các phòng. 5. Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần của công chức. |
Chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công việc của Cục thuộc Bộ. | 1. Kiểm tra, đôn đốc, điều phối công chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác. 2. Theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác của từng công chức. 3. Chủ trì hoặc phối hợp với các vụ, đơn vị trong Bộ và các cơ quan liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Cục thuộc Bộ. 4. Xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ với những việc vượt quá phạm vi chức trách. |
Quản lý công chức | 1. Định kỳ phân công bố trí lại công việc trong vị trí việc làm đối với công chức trong Cục thuộc Bộ. 2. Chịu trách nhiệm hỗ trợ, theo dõi và đánh giá công chức theo phân cấp. 3. Theo dõi diễn biến nhân sự, nhu cầu nhân sự của Cục thuộc Bộ; nghiên cứu, tìm hiểu và dự kiến nhân sự thay thế, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại...; báo cáo Lãnh đạo Bộ xin ý kiến. 4. Tổ chức thực hiện các quy định, quy chế làm việc, chế độ chính sách, bảo mật, đạo đức công vụ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa và đạt hiệu quả cao. |
Quản lý hoạt động chung. | 1. Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Cục thuộc Bộ. 2. Xử lý và quản lý văn bản đến. 3. Ký trình Lãnh đạo Bộ về các văn bản do Cục thuộc Bộ dự thảo. 4. Thừa ủy quyền hoặc thừa lệnh ký các văn bản theo quy chế làm việc của Bộ. 5. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của Cục với Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo Bộ phụ trách. 6. Chỉ đạo xây dựng báo cáo và tổng kết công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần theo quy định. 7. Đại diện cho Cục về mối quan hệ công tác; bàn giao công việc cho một cấp phó phụ trách khi vắng mặt theo quy chế làm việc. |
Quản lý tài chính, tài sản | 1. Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức quản lý tài sản của Cục thuộc Bộ theo ủy quyền và quy định. 2. Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính của Cục thuộc Bộ theo ủy quyền, theo quy định |
Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp, hội nghị | 1. Tham dự họp cơ quan và các cuộc họp theo quy chế làm việc của Bộ, Cục thuộc Bộ. 2. Chủ trì họp giao ban, triển khai nhiệm vụ của Cục thuộc Bộ. 3. Tham dự các cuộc họp, hội nghị theo phân công của lãnh đạo Bộ. |
Trực tiếp thực hiện các ý kiến chỉ đạo khác của Lãnh đạo Bộ và theo quy chế làm việc. | |
Đảm nhiệm công việc của 1 vị trí việc làm nghiệp vụ tương ứng ngạch công chức cao nhất trong tổ chức. |
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?