Cử tạ Paralympics 2024 có gì đặc biệt so với cử tạ truyền thống? VĐV Việt Nam đạt huy chương được thưởng cao nhất bao nhiêu?
Cử tạ Paralympics 2024 có gì đặc biệt so với cử tạ truyền thống?
Xem thêm:
>> Thế vận hội dành cho người khuyết tật năm 2024 khép lại
Thế vận hội Paralympic Paris 2024 diễn ra từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 8 tháng 9. Theo đó, lễ khai mạc đã diễn ra vào ngày 28 tháng 8 tại Paris, Pháp, và lễ bế mạc sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 9.
Có tổng cộng 22 môn thể thao Paralympic trong chương trình của Paralympic Mùa hè và 6 môn trong chương trình Paralympic Mùa Đông trong đó có môn thể thao cử tạ.
Cử tạ Paralympic có một số điểm khác biệt so với cử tạ truyền thống:
Hình thức thi đấu: Thay vì thi đấu ở hai nội dung cử giật và cử đẩy như trong cử tạ truyền thống, các vận động viên cử tạ Paralympic thi đấu ở nội dung đẩy ngực (bench press). Điều này giúp kiểm tra sức mạnh phần thân trên của các vận động viên
Phân loại vận động viên: Các vận động viên tham gia cử tạ Paralympic thường có hạn chế chức năng ở chi dưới hoặc hông. Họ được phân loại dựa trên hạng cân và giới tính.
Quy tắc thi đấu: Mỗi vận động viên có ba lần nâng tạ chính thức và có thể thực hiện lần nâng thứ tư để lập kỷ lục. Các trọng tài sẽ đánh giá kỹ thuật và tính hợp lệ của mỗi lần nâng
Công nghệ hỗ trợ: Các vận động viên thường sử dụng các thiết bị hỗ trợ như ghế đẩy tạ được thiết kế đặc biệt để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa trong quá trình thi đấu.
Bên cạnh đó, các vận động viên cử tạ Paralympic thường có chế độ tập luyện và dinh dưỡng rất nghiêm ngặt, không khác gì các vận động viên cử tạ truyền thống. Họ cũng có đội ngũ huấn luyện viên và chuyên gia hỗ trợ để tối ưu hóa hiệu suất thi đấu.
Cử tạ Paralympic không chỉ là cuộc thi về sức mạnh mà còn là biểu tượng của sự kiên trì và vượt qua nghịch cảnh của các vận động viên khuyết tật
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Cử tạ Paralympics 2024 có gì đặc biệt so với cử tạ truyền thống? VĐV Việt Nam đạt huy chương được thưởng cao nhất bao nhiêu?
Đội tuyển Việt Nam tham gia thi đấu Cử tạ Paralympics 2024 vào ngày mấy?
Căn cứ theo Mục 8 Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 có nội dung sau:
Nâng cao hiệu quả, đổi mới mô hình hoạt động, cách thức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, phát triển thể thao chuyên nghiệp toàn diện, bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Chương trình Bơi an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em và Đề án tổng thể Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Chuẩn bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật lần thứ 6 (AIMAG6) tại Thái Lan; Thế vận hội Olympic lần thứ 33 và Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 tại Pháp.
Theo đó, năm 2024 Việt Nam cũng sẽ tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật lần thứ 17 tại Pháp.
Theo lịch thi đấu của Đội tuyển Việt Nam môn cử tạ sẽ diễn ra trong 2 ngày là ngày 4/9 và 5/9, các vận động viên còn lại của thể thao người khuyết tật Việt Nam sẽ đồng loạt thi đấu môn cử tạ, gồm: Lê Văn Công (hạng 49kg nam cử tạ), Nguyễn Bình An (54kg nam cử tạ), Đặng Thị Linh Phượng (50kg nữ cử tạ) và Châu Hoàng Tuyết Loan (55kg nữ cử tạ)...
Lịch thi đấu của Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Thế vận hội Paralympics 2024 như sau:
VĐV Việt Nam đạt huy chương được thưởng cao nhất bao nhiêu?
Theo đó, nếu Đội tuyển Việt Nam tham dự môn thi quần vợt xe lăn hoặc tham gia các môn thể thao khác tại kỳ Thế vận hội Paralympics 2024 và đạt huy chương sẽ được thưởng như sau:
Căn cứ theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP, mức tiền thưởng đối với vận động viên lập thành tích tại các đại học, giải thi đấu thể thao quốc tế như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | Tên cuộc thi | HCV | HCB | HCĐ | Phá kỷ lục |
I | Đại hội thể thao | ||||
1 | Paralympic | 220 | 140 | 85 | + 85 |
2 | Paralympic trẻ | 45 | 30 | 20 | + 20 |
3 | Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á (ASIAN PARA Games) | 80 | 50 | 30 | +30 |
4 | Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á | 25 | 15 | 10 | +10 |
Như vậy, vận động viên đạt huy chương tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật được nhận:
(1) Đối với Paralympic
- Huy chương vàng: 220 triệu đồng (mức thưởng cao nhất)
- Huy chương bạc: 140 triệu đồng.
- Huy chương đồng: 85 triệu đồng.
Phá kỷ lục: sẽ nhận được thêm 85 triệu đồng.
(2) Đối với Paralympic trẻ
- Huy chương vàng: 45 triệu đồng (mức thưởng cao nhất).
- Huy chương bạc: 30 triệu đồng.
- Huy chương đồng: 20 triệu đồng.
Phá kỷ lục: sẽ nhận được thêm 20 triệu đồng.
Như vậy, VĐV đạt huy chương tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật sẽ được thưởng cao nhất là 220 triệu đồng (đối với huy chương vàng) nếu phá kỷ lục sẽ được thưởng thêm 85 triệu đồng.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?