Cử tạ Paralympics 2024 bắt đầu và kết thúc ngày nào? VĐV Việt Nam đạt huy chương được thưởng 220 triệu đúng không?
- Cử tạ Paralympics 2024 bắt đầu và kết thúc ngày nào?
- VĐV Việt Nam đạt huy chương được thưởng 220 triệu đúng không?
- Chế độ thực phẩm chức năng đối với VĐV tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật ra sao?
- Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương đối với vận động viên có thành tích cao như thế nào?
Cử tạ Paralympics 2024 bắt đầu và kết thúc ngày nào?
Xem thêm:
>> Thế vận hội dành cho người khuyết tật năm 2024 khép lại
Cử tạ Paralympic lần đầu tiên xuất hiện tại Paralympic Tokyo 1964, nhưng chỉ là một môn biểu diễn. Đến Paralympic New York 1984, cử tạ mới được công nhận là một nội dung thi đấu chính thức. Ban đầu, môn này chỉ dành cho nam giới với 16 vận động viên từ 6 quốc gia tham gia. Sau đó, từ Paralympic Sydney 2000, các vận động viên nữ mới bắt đầu được tham gia thi đấu cử tạ Paralympic.
Kể từ đó, cử tạ Paralympic đã trở thành một trong những môn thể thao được yêu thích và mong chờ nhất tại các kỳ Paralympic. Môn này không chỉ kiểm tra sức mạnh mà còn là biểu tượng của sự kiên trì và vượt qua nghịch cảnh của các vận động viên khuyết tật.
Thế vận hội Paralympic Paris 2024 diễn ra từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 8 tháng 9. Theo đó, lễ khai mạc đã diễn ra vào ngày 28 tháng 8 tại Paris, Pháp, và lễ bế mạc sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 9.
Có tổng cộng 22 môn thể thao Paralympic trong chương trình của Paralympic Mùa hè và 6 môn trong chương trình Paralympic Mùa Đông trong đó có môn thể thao cử tạ.
Môn cử tạ tại Paralympic Paris 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 tháng 9 đến ngày 5 tháng 9.
- Ngày 4/9: Các hạng cân nam sẽ thi đấu.
- Ngày 5/9: Các hạng cân nữ sẽ thi đấu.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Cử tạ Paralympics 2024 bắt đầu và kết thúc ngày nào?
VĐV Việt Nam đạt huy chương được thưởng 220 triệu đúng không?
Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP, mức tiền thưởng đối với vận động viên giành được huy chương tại thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic) như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | Tên cuộc thi | HCV | HCB | HCĐ | Phá kỷ lục |
I | Đại hội thể thao | ||||
1 | Paralympic | 220 | 140 | 85 | + 85 |
2 | Paralympic trẻ | 45 | 30 | 20 | + 20 |
3 | Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á (ASIAN PARA Games) | 80 | 50 | 30 | +30 |
4 | Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á | 25 | 15 | 10 | +10 |
Như vậy, VĐV Việt Nam đạt huy chương vàng Paralympic sẽ được thưởng 220 triệu đồng, nếu phá kỷ lục sẽ được thưởng thêm 85 triệu đồng.
Chế độ thực phẩm chức năng đối với VĐV tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 86/2020/TT-BTC có quy định như sau:
Kinh phí thực hiện chế độ thực phẩm chức năng đối với vận động viên thể thao thành tích cao
Kinh phí thực hiện chế độ thực phẩm chức năng đối với vận động viên thể thao cân đối trong dự toán chi thường xuyên - kinh phí sự nghiệp thể dục thể thao được giao hàng năm của các đơn vị.
Chế độ thực phẩm chức năng đối với vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương tại ASIAD, tham dự vòng loại và tham dự Olympic Games và vận động viên tham dự Paralympic Games thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo đó, chế độ thực phẩm chức năng đối với vận động viên tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic games) thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương đối với vận động viên có thành tích cao như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương đối với vận động viên có thành tích cao như sau:
- Đơn vị sử dụng vận động viên thể thao thành tích cao có trách nhiệm:
+ Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho vận động viên ngay khi được tuyển chọn vào các cơ sở đào tạo và các đội tuyển thể thao;
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho vận động viên ít nhất 2 lần/năm;
+ Kiểm tra sức khỏe cho vận động viên trước khi tham gia thi đấu các giải thể thao thành tích cao.
- Nội dung kiểm tra sức khỏe của vận động viên quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2019/NĐ-CP bao gồm:
+ Kiểm tra, đánh giá về trình độ thể lực;
+ Kiểm tra, đánh giá về hình thái;
+ Kiểm tra, đánh giá về tâm lý;
+ Kiểm tra, đánh giá về y sinh học.
- Nội dung kiểm tra sức khỏe cho vận động viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2019/NĐ-CP được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Vận động viên thể thao thành tích cao được chăm sóc sức khỏe, hồi phục chức năng và chữa trị chấn thương tại các cơ sở y tế trong nước.
Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định cho vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập tập huấn tại các đội tuyển thể thao quốc gia chuẩn bị tham dự và có khả năng giành huy chương tại Đại hội thể thao châu Á (sau đây gọi là ASIAD), tham dự Đại hội thể thao Olympic (sau đây gọi là Olympic Games) và vận động viên tham dự Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới (sau đây gọi là Paralympic Games) được chữa trị chấn thương ở nước ngoài.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?