Công việc nào bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?
Công việc nào bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?
Căn cứ Điều 35 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Những công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Người lao động làm công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khoẻ của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
2. Chính phủ quy định danh mục công việc quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó người lao động làm công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Căn cứ Điều 28 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định về danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cụ thể như sau:
Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng bao gồm:
a) Công việc thuộc danh mục công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
b) Công việc khi người lao động thực hiện công việc đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cộng đồng hoặc sức khỏe của người khác.
2. Việc đề xuất, thay đổi, loại bỏ, bổ sung các công việc vào danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Lựa chọn các công việc theo quy định tại Khoản 1 Điều này để từng bước đưa vào danh mục theo lộ trình nhằm bảo đảm việc thực hiện được khả thi, hạn chế các tác động gây ảnh hưởng đến người lao động, người sử dụng lao động và xáo trộn hoạt động của doanh nghiệp, xã hội;
b) Các công việc thuộc danh mục được đề xuất thay đổi hoặc loại bỏ khi công việc đó thay đổi tên gọi hoặc không còn công việc đó.
3. Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được sắp xếp theo Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam hiện hành.
4. Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được quy định cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng bao gồm:
- Công việc thuộc danh mục công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Công việc khi người lao động thực hiện công việc đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cộng đồng hoặc sức khỏe của người khác.
Xem chi tiết danh mục công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH: Tại đây.
Xem chi tiết danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia: Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2015/NĐ-CP Tại đây.
Công việc nào bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia? (Hình từ Internet)
Phạm vi giá trị của chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?
Căn cứ Điều 33 Luật Việc làm 2013 quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như sau:
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Người lao động đạt yêu cầu ở bậc trình độ kỹ năng nghề nào thì được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ đó theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị trong phạm vi cả nước. Trường hợp có sự công nhận, thừa nhận lẫn nhau về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia giữa Việt Nam với quốc gia, vùng lãnh thổ khác thì chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị tại quốc gia, vùng lãnh thổ đã công nhận, thừa nhận và ngược lại.
Theo đó chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị trong phạm vi cả nước.
Trường hợp có sự công nhận, thừa nhận lẫn nhau về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia giữa Việt Nam với quốc gia, vùng lãnh thổ khác thì chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị tại quốc gia, vùng lãnh thổ đã công nhận, thừa nhận và ngược lại.
Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 34 Luật Việc làm 2013 quy định về quyền và trách nhiệm của người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như sau:
Quyền và trách nhiệm của người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;
b) Được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia khi đạt yêu cầu về trình độ kỹ năng nghề tương ứng;
c) Khiếu nại về kết quả đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có trách nhiệm sau đây:
a) Chấp hành nội quy, quy chế về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;
b) Nộp phí đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.
Theo đó người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có trách nhiệm sau đây:
- Chấp hành nội quy, quy chế về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề.
- Nộp phí đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?