Công việc hàn hơi có thể tổ chức ở những nơi nào?
Công việc hàn hơi có thể tổ chức ở những nơi nào?
Tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
2. Quy định về kỹ thuật
...
2.2. Quy định cụ thể
2.2.1. Yêu cầu chung
2.2.1.1. Việc chọn quy trình công nghệ hàn hơi ngoài việc phải đảm bảo an toàn cháy, nổ còn phải tính đến khả năng phát sinh các yếu tố nguy hiểm và có hại khác (khả năng bị chấn thương cơ khí, bụi và hơi khí độc, bức xạ nhiệt, đổ chai …), đồng thời phải có các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động để loại trừ chúng.
2.2.1.2. Công việc hàn hơi có thể tổ chức cố định trong các nhà xưởng, ở ngoài trời hoặc tổ chức tạm thời ngay trong những công trình xây dựng, sửa chữa.
2.2.1.3. Khi tiến hành công việc hàn hơi tại những nơi có nguy cơ cháy, nổ phải tuân theo các quy định an toàn phòng chống cháy, nổ.
2.2.1.4. Khi tiến hành công việc hàn hơi trong các hầm, buồng, thùng, khoang bể kín phải đặt thiết bị axetylen, chai chứa axetylen và chai oxy ở bên ngoài; cử người nắm vững kỹ thuật an toàn giám sát và phải có biện pháp an toàn cụ thể, phòng chống cháy, nổ, ngộ độc và được người có trách nhiệm duyệt, cho phép. Thợ hàn phải đeo găng tay và sử dụng dây an toàn, dây an toàn được nối tới chỗ người giám sát.
- Phải thực hiện thông gió, với tốc độ gió từ 0,3 đến 1,5 m/s.
- Phải kiểm tra đảm bảo trong hầm, thùng, khoang bể kín không có hơi khí độc, hơi khí cháy nổ mới cho người tiến hành công việc hàn hơi.
2.2.1.5. Cấm hàn hơi ở các hầm, thùng, khoang, bể kín đang có áp suất hoặc đang chứa chất dễ cháy, nổ.
2.2.1.6. Sử dụng khí
2.2.1.6.1. Khi nối van chai chứa khí không khít thì không được dùng lực cưỡng bức. Ren của đầu nối bộ điều chỉnh nối hoặc các dụng cụ phụ phải phù hợp với đầu ra của van chai chứa khí.
...
Theo đó, công việc hàn hơi có thể tổ chức cố định trong các nhà xưởng, ở ngoài trời hoặc tổ chức tạm thời ngay trong những công trình xây dựng, sửa chữa.
Công việc hàn hơi có thể tổ chức ở những nơi nào? (Hình từ Internet)
Thiết bị hàn hơi bao gồm những gì?
Tại tiểu mục 1.3.2 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định những yêu cầu chung về an toàn cho công việc hàn hơi. Đối với công việc hàn hơi trong các điều kiện đặc biệt (hàn hơi trong hầm mỏ, hàn hơi trong hầm tàu...), ngoài quy định này còn phải tuân theo các quy định khác có liên quan.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng với:
1.2.1. Các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng các thiết bị hàn hơi.
1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
1.3.1. Hàn hơi (hay gọi là hàn khí) là phương pháp hàn sử dụng nhiệt của ngọn lửa sinh ra khi đốt cháy các khí cháy (C2H2, CH4, ...) hoặc H2 với Oxy để nung chảy kim loại.
1.3.2. Thiết bị hàn hơi là những thiết bị và các phụ kiện kèm theo để phục vụ cho công việc hàn hơi, bao gồm: bình sinh khí acetylen, các chai chứa khí dùng trong công việc hàn hơi và các thiết bị hàn, cắt kim loại.
1.3.3. Thiết bị hàn cắt kim loại bao gồm: van giảm áp, dây dẫn, mỏ cắt, mỏ hàn.
Ngoài những thuật ngữ, định nghĩa nêu trên trong quy chuẩn còn sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các Tiêu chuẩn sau:
- TCVN 4245:1996 Yêu cầu kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng oxi, axetylen.
- TCVN 6304:1997 Chai chứa khí đốt hóa lỏng - Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển.
- TCVN 6713:2013 Chai chứa khí - An toàn trong thao tác.
...
Theo đó, thiết bị hàn hơi là những thiết bị và các phụ kiện kèm theo để phục vụ cho công việc hàn hơi, bao gồm: bình sinh khí acetylen, các chai chứa khí dùng trong công việc hàn hơi và các thiết bị hàn, cắt kim loại.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị hàn hơi do ai chỉ định?
Tại Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:
6. Kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị hàn hơi
6.1. Bình sinh khí axetylen và các chai chứa khí dùng cho công việc hàn hơi trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng và kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị hàn hơi do các tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định.
6.2. Việc kiểm tra an toàn các thiết bị hàn cắt kim loại được thực hiện thường xuyên, do đơn vị sử dụng các thiết bị này thực hiện.
6.3. Chu kỳ kiểm định:
- Đối với bình sinh khí axetylen là 03 năm.
- Đối với các chai chứa khí là 05 năm.
Chu kỳ kiểm định trên có thể được rút ngắn nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
Theo đó, việc kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị hàn hơi do các tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?