Công ty sản xuất giày da tổ chức làm thêm giờ với tổng số giờ làm thêm là 300 giờ một năm có được không?
- Công ty sản xuất giày da tổ chức làm thêm giờ với tổng số giờ làm thêm là 300 giờ một năm có được không?
- Công ty tổ chức làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ phải thông báo cho ai? Và thông báo tại nơi nào?
- Việc thông báo tổ chức làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ cho cơ quan có thẩm quyền được thực hiện khi nào?
Công ty sản xuất giày da tổ chức làm thêm giờ với tổng số giờ làm thêm là 300 giờ một năm có được không?
Căn cứ pháp lý vào điểm a khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Làm thêm giờ
...
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
...
Theo đó thì Công ty sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông lầm, diêm nghiệp, thủy sản thì được tổ chức làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ.
Trong trường hợp này Công ty sản xuất giày da thuộc một trong các trường hợp nêu trên, Vậy Công ty sản xuất giày da có thể tổ chức làm thêm giờ 300 giờ trong 1 năm.
Công ty sản xuất giày da tổ chức làm thêm giờ với tổng số giờ làm thêm là 300 giờ một năm có được không?
Công ty tổ chức làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ phải thông báo cho ai? Và thông báo tại nơi nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 được hướng dẫn bởi Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
1. Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi sau:
a) Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm;
b) Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
3. Văn bản thông báo theo Mẫu số 02/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó thì khi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ trên một năm thì phải thông báo cho Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
Về nơi phải thông báo thì có 2 trường hợp: Nếu nơi Công ty tổ chức làm thêm giờ ở cùng với trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Công ty chỉ thông báo cho Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở cũng như nơi tổ chức làm thêm giờ.
Trường hợp nơi đặt trụ sở khác địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với nơi tổ chức làm thêm giờ thì phải thông báo 2 nơi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ở nơi làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở.
Việc thông báo tổ chức làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ cho cơ quan có thẩm quyền được thực hiện khi nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
...
2. Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
...
Theo đó người sử dụng lao động phải thực hiện việc thông báo chậm nhất là sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện tổ chức làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Vậy có thể kết luận rằng trong vòng 15 ngày kể từ khi thực hiện tổ chức làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ một năm Công ty phải thực hiện việc thông báo cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?