Công ty không trả giấy tờ gốc khi người lao động chấm dứt thời gian thử việc thì có bị phạt không?
Thời gian thử việc với người lao động là bao lâu?
Căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Nếu thử việc quá thời gian nói trên, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về thử việc
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
…
b) Thử việc quá thời gian quy định;
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Theo đó, người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị phạt từ 02 - 05 triệu đồng. Cùng với đó, doanh nghiệp còn phải trả đủ 100% tiền lương cho những ngày thử việc vượt quá thời gian quy định.
Lưu ý: Theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi.
Công ty không trả giấy tờ gốc khi chấm dứt thời gian thử việc thì có bị phạt không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ việc trong thời gian thử việc?
Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy theo quy định trên, thì hết thời hạn thử việc nếu việc làm thử đạt yêu cầu mà người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động hoặc không chịu ký nhận bàn giao thì bạn có quyền nghỉ việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.
Về tiền lương trong thời gian thử việc được quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019, theo đó, tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó ". Như vậy, tiền lương thử việc do các bên thỏa thuận với nhau nhưng không thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
Công ty không trả giấy tờ gốc khi người lao động chấm dứt thời gian thử việc thì có bị phạt không?
Việc Công ty giữ bằng lái, hồ sơ gốc của bạn khi giao kết hợp đồng là vi phạm quy định của tại Điều 17 Bộ luật lao động 2019
Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
...
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:
Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
...
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu công ty giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức), đối với cá nhân thì mức phạt tiền sẽ từ 20 - 25 triệu đồng.
Bên cạnh đó, theo điểm d khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì công ty còn phải trả lại bản chính giấy tờ tùy thân đã giữ của người lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?