Công ty có quyền cắt giảm các khoản phụ cấp khi xử lý kỷ luật người lao động hay không?
Công ty có quyền cắt giảm các khoản phụ cấp khi xử lý kỷ luật người lao động hay không?
Tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Đồng thời, tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc cắt giảm các khoản phụ cấp khi xử lý kỷ luật lao động như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Theo quy định trên thì tiền lương của người lao động bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Các chế độ phụ cấp, trợ cấp đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, khi người lao động có những vi phạm tại công ty thì công ty không được áp dụng hình thức phạt tiền hay cắt lương của người lao động thay cho việc xử lý kỷ luật.
Như vậy, công ty không có quyền cắt giảm các khoản phụ cấp khi xử lý kỷ luật người lao động.
Công ty có quyền cắt giảm các khoản phụ cấp khi xử lý kỷ luật người lao động hay không? (Hình từ Internet)
Phụ cấp lương bao gồm những khoản tiền nào?
Tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
...
b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:
b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
...
Theo đó, phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên bao gồm:
- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
- Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo lương và phụ cấp được ghi trên hợp đồng lao động đúng không?
Tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 có quy định:
4. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng
..
4.2. Tiền lương do đơn vị quyết định.
a) Tiền lương làm căn cứ đóng của người lao động, bao gồm:
- Mức lương ghi trong HĐLĐ.
- Phụ cấp lương: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thực hiện từ 01/01/2018.
b) Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm: Tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ.
c) Tiền lương tháng làm căn cứ đóng đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định; đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
...
Như vậy, theo quy định trên, khoản lương và phụ cấp nào mà trên hợp đồng lao động có thỏa thuận xác định cụ thể mức tiền và được trả thường xuyên (trừ những khoản tiền không thuộc diện phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại tiểu mục 4.2.b Mục 4 Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017) thì thuộc khoản phải đóng bảo hiểm xã hội.
Do đó, người lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội theo lương và phụ cấp được ghi trên hợp đồng lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?