Công ty cho nghỉ việc khi chưa hết hợp đồng lao động, liệu có đúng luật?

Cho tôi hỏi công ty cho nghỉ việc khi chưa hết hợp đồng lao động, liệu có đúng luật? Có khác biệt gì giữa hình thức sa thải với đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? Câu hỏi của chị Như (Hà Giang)

Công ty cho nghỉ việc khi chưa hết hợp đồng lao động, liệu có đúng luật?

Căn cứ theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động được phép cho người lao động nghỉ việc khi chưa hết hợp đồng nếu người lao động thuộc một trong các trường hợp nêu trên

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải đảm bảo thời gian báo trước khi cho người lao động nghỉ việc khi chưa hết hợp đồng.

Công ty cho nghỉ việc khi chưa hết hợp đồng lao động, liệu có đúng luật?

Công ty cho nghỉ việc khi chưa hết hợp đồng lao động, liệu có đúng luật? (Hình từ Internet)

Phân biệt việc sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động?

Sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đều là hành vi pháp lý đơn phương nhằm mục đích chấm dứt quan hệ lao động, việc phân biệt hai hình thức này là rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động. Giữa 02 hành vi này vẫn có những đặc điểm riêng như sau:

Tiêu chí

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Sa thải

Căn cứ phát sinh

Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp nhất định và đã báo trước cho người lao động biết.

(Điều 36 Bộ luật Lao động 2019).

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

- Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật;

- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

(Điều 125 Bộ luật Lao động 2019)

Bản chất

Là một trong những quyền mà pháp luật dành cho người sử dụng lao động.

Là biện pháp xử lý kỷ luật người lao động, có tính răn đe.

Trình tự, thủ tục

Chỉ cần tuân thủ thời hạn báo trước.

Cần phải tuân thủ các nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động chặt chẽ.

Thời hiệu

Không có.

6 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm (khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019).

Hậu quả pháp lý

- Chấm dứt quan hệ lao động.

- Người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng được các điều kiện.

Người lao động buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động mà không được hưởng trợ cấp thôi việc.

Công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi:

- Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.

- Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

- Người lao động nữ mang thai;

- Người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Nghỉ việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
05 khoản tiền nào khi nghỉ việc người lao động có thể được nhận?
Lao động tiền lương
Nghỉ việc khi chưa hết thời gian báo trước phải bồi thường những chi phí nào?
Lao động tiền lương
Nghỉ việc bao lâu được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Lao động tiền lương
02 mẫu quyết định nghỉ việc mới nhất năm 2024 là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Nghỉ việc không báo trước có được nhận trợ cấp thôi việc hay không?
Lao động tiền lương
NLĐ nghỉ việc không báo trước có phải bồi thường hay không?
Lao động tiền lương
Người lao động nghỉ việc phải báo trước 30 ngày hay 30 ngày làm việc?
Lao động tiền lương
03 lưu ý quan trọng người lao động nghỉ việc cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình là gì?
Lao động tiền lương
Phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước mấy ngày khi cho người lao động nghỉ việc vì lý do kinh tế?
Lao động tiền lương
Miễn trừ trách nhiệm bồi thường khi nghỉ việc không báo trước trong trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nghỉ việc
17,657 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghỉ việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghỉ việc

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào