Công tác dân số hiện nay có những tồn tại, hạn chế, bất cập gì? Cộng tác viên dân số được hưởng quyền lợi gì?
Công tác dân số hiện nay có những tồn tại, hạn chế, bất cập gì?
Theo Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2024 thì trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm đến công tác dân số và đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để định hướng cho công tác dân số, trong đó có Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017, Nghị quyết 137/NQ-CP năm 2017. Công tác dân số được cả hệ thống chính trị quan tâm, được các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai thực hiện, được Nhân dân đồng tình ủng hộ và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào những thành tựu chung của đất nước.
Tuy nhiên công tác dân số hiện nay có những tồn tại, hạn chế, bất cập như: mức sinh thay thế chưa thực sự bền vững; chưa có giải pháp đồng bộ, toàn diện thích ứng với già hóa dân số; tuổi thọ trung bình cao nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp; chất lượng dân số chậm được cải thiện... Nguyên nhân chính của những hạn chế, tồn tại trên do một số cơ chế, chính sách về dân số chậm được bổ sung, hoàn thiện; việc tổ chức thực hiện chưa kịp thời, hiệu quả; đầu tư nguồn lực, nhân lực làm công tác dân số chưa tương xứng; một số địa phương có mức sinh giảm dưới mức sinh thay thế,...
Công tác dân số hiện nay có những tồn tại, hạn chế, bất cập gì? Cộng tác viên dân số được hưởng quyền lợi gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn để trở thành cộng tác viên dân số là gì?
Theo Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BYT quy định:
Tiêu chuẩn của cộng tác viên dân số
Cộng tác viên dân số là những người tình nguyện làm công tác dân số ở thôn. Cộng tác viên dân số phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có trình độ học vấn từ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Ở những thôn khó khăn hoặc có đồng bào dân tộc ít người không chọn được người có đủ trình độ học vấn như trên thì chọn người hoàn thành chương trình tiểu học; được đào tạo, tập huấn về dân số theo nội dung chuyên môn do Bộ Y tế ban hành.
2. Đang sinh sống, làm việc ổn định tại thôn, nơi cộng tác viên dân số đảm nhiệm; tự nguyện tham gia làm cộng tác viên dân số; có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia hoạt động xã hội, có khả năng vận động quần chúng và được cộng đồng tín nhiệm.
3. Ưu tiên những người đang làm công tác y tế thôn tham gia kiêm nhiệm cộng tác viên dân số.
4. Có đủ sức khỏe để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Theo đó cộng tác viên dân số phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Cộng tác viên dân số phải có trình độ học vấn từ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
Ở những thôn khó khăn hoặc có đồng bào dân tộc ít người không chọn được người có đủ trình độ học vấn như trên thì chọn người hoàn thành chương trình tiểu học; được đào tạo, tập huấn về dân số theo nội dung chuyên môn do Bộ Y tế ban hành.
- Phải đang sinh sống, làm việc ổn định tại thôn, nơi cộng tác viên dân số đảm nhiệm; tự nguyện tham gia làm cộng tác viên dân số; có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình tham gia hoạt động xã hội, có khả năng vận động quần chúng và được cộng đồng tín nhiệm.
- Ưu tiên người đang làm công tác y tế thôn tham gia kiêm nhiệm thêm cộng tác viên dân số.
- Ngoài ra cộng tác viên dân số cần phải có đủ sức khỏe để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Cộng tác viên dân số được hưởng quyền lợi gì?
Theo Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BYT quy định:
Quyền lợi của cộng tác viên dân số
1. Cộng tác viên dân số được bố trí phụ trách công việc theo địa bàn thôn tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương nhưng bảo đảm mỗi thôn có tối thiểu 01 cộng tác viên dân số.
2. Mức chi bồi dưỡng hằng tháng cho cộng tác viên dân số do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định.
3. Mỗi cộng tác viên dân số được trang bị các dụng cụ làm việc, bao gồm: Túi truyền thông, loa cầm tay, đèn pin, áo mưa và dụng cụ khác phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của địa phương.
4. Cộng tác viên dân số tiêu biểu, có đóng góp tích cực, nhiệt tình trong công tác dân số được động viên, khen thưởng và vinh danh; được tham dự các cuộc thi, hội nghị, hội thảo trong khu vực, liên khu vực để trao đổi kinh nghiệm công tác.
Theo đó làm cộng tác viên dân số thì có các quyền lợi như sau:
- Được bố trí phụ trách công việc theo địa bàn thôn tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương nhưng bảo đảm mỗi thôn có tối thiểu 01 cộng tác viên dân số.
- Được hưởng mức chi bồi dưỡng hằng tháng cho cộng tác viên dân số do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định.
- Được trang bị các dụng cụ làm việc, bao gồm: Túi truyền thông, loa cầm tay, đèn pin, áo mưa và dụng cụ khác phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của địa phương.
- Nếu cộng tác viên dân số tiêu biểu, có đóng góp tích cực, nhiệt tình trong công tác dân số được động viên, khen thưởng và vinh danh; được tham dự các cuộc thi, hội nghị, hội thảo trong khu vực, liên khu vực để trao đổi kinh nghiệm công tác.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?