Công nhân điều khiển thiết bị nâng cần đảm bảo yêu cầu nào theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH?

Cho tôi hỏi công nhân điều khiển thiết bị nâng cần đảm bảo yêu cầu nào theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH? Câu hỏi của anh T.Q (Bình Dương).

Công nhân điều khiển thiết bị nâng cần đảm bảo yêu cầu nào theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH?

Căn cứ theo tiểu mục 3.6 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định như sau:

- Từ 18 tuổi trở lên;

- Có đủ sức khỏe;

- Được đào tạo về chuyên môn và được huấn luyện, cấp thẻ an toàn theo đúng quy định.

Đồng thời, việc bố trí công nhân điều khiển thiết bị nâng phải có quyết định bằng văn bản của người sử dụng lao động.

Khi công nhân điều khiển thiết bị nâng chuyển sang làm việc ở thiết bị nâng loại khác, phải được đào tạo lại phù hợp để điều khiển thiết bị mới. Công nhân điều khiển thiết bị nâng nghỉ việc theo nghề hơn 1 năm thì trước khi bố trí làm việc trở lại phải được kiểm tra lại kiến thức và thực tập một thời gian để phục hồi thói quen cần thiết.

Công nhân điều khiển thiết bị nâng cần đảm bảo yêu cầu nào theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH?

Công nhân điều khiển thiết bị nâng cần đảm bảo yêu cầu nào theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH?

Những yêu cầu an toàn khi sử dụng thiết bị nâng theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục 3.6 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định những yêu cầu an toàn khi sử dụng thiết bị nâng như sau:

- Chỉ sử dụng thiết bị nâng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu. Không sử dụng thiết bị nâng đã bị hư hỏng các chi tiết, bộ phận quan trọng;

- Bố trí thiết bị nâng làm việc theo đúng đặc tính kỹ thuật và trọng tải mà nhà chế tạo đã quy định (hoặc trọng tải do đơn vị quản lý sử dụng mới quy định lại sau khi cải tạo, sửa chữa…);

- Đảm bảo đủ ánh sáng và các yêu cầu an toàn khác cho chỗ nâng hạ, di chuyển tải;

- Bố trí đủ người làm việc cho mỗi thiết bị nâng. Tùy theo điều kiện làm việc cụ thể nhưng không được ít hơn 2 người;

- Phải có các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn cho người, vật tư, thiết bị và công trình trong khu vực hoạt động của thiết bị nâng.

- Tổ chức khắc phục kịp thời các hư hỏng đã được phát hiện;

- Mỗi thiết bị nâng phải có sổ theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, thay thế các bộ phận đủ nội dung hạng mục công việc theo quy định của nhà chế tạo;

- Mỗi thiết bị nâng phải có một sổ giao ca để ghi kết quả kiểm tra đầu ca và tình trạng thiết bị nâng trong suốt quá trình làm việc.

Điều kiện đảm bảo an toàn lao động đối với thiết bị nâng trong nước là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định như sau:

3. Quy định về quản lý an toàn lao động trong chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng thiết bị nâng.
3.1. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thiết bị nâng chế tạo trong nước
Các thiết bị nâng thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này phải có:
3.1.1. Đủ hồ sơ kỹ thuật gốc;
3.1.2. Công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy (theo các phương thức đánh giá sự phù hợp: Phương thức 7 nếu thiết bị nâng được chế tạo theo lô hoặc phương thức 8 nếu thiết bị nâng được chế tạo đơn chiếc quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ);
3.1.3. Gắn dấu hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
3.1.4. Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Như vậy, đối với các thiết bị nâng trong nước để đảm bảo an toàn lao động cần đảm bảo đáp ứng được 4 điều kiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH nêu trên.

Điều kiện đảm bảo an toàn lao động đối với thiết bị nâng nhập khẩu là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định như sau:

3. Quy định về quản lý an toàn lao động trong chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng thiết bị nâng.
...
3.2. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thiết bị nâng nhập khẩu
3.2.1. Thiết bị nâng nhập khẩu phải có đủ hồ sơ kỹ thuật gốc và được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy định bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định của Việt Nam hoặc tổ chức chứng nhận nước ngoài được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết.
3.2.2. Trong trường hợp các thiết bị nâng nhập khẩu mà theo thỏa thuận song phương, đa phương giữa cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất khẩu thiết bị nâng quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu thì các thiết bị nâng này được miễn kiểm tra nhập khẩu.
3.2.3. Đối với các chủng loại thiết bị nâng thỏa mãn quy định tại mục 3.2.1, nếu qua 3 lần kiểm tra liên tục đạt chất lượng nhập khẩu sẽ được miễn kiểm tra nhập khẩu. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ thông báo cụ thể với cơ quan Hải quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên, nếu phát hiện thiết bị nâng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng nhập khẩu hoặc có phản ánh của người tiêu dùng, việc kiểm tra chất lượng thiết bị nâng sẽ được chuyển sang chế độ kiểm tra chất lượng nhập khẩu thông thường.
3.2.4. Thiết bị nâng nhập khẩu không đáp ứng quy định tại mục 3.2.1 nêu trên thì khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết giám định tại cửa khẩu nhập.
3.2.5. Thiết bị nâng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo trình tự, thủ tục quy định và bị xử lý nếu có vi phạm theo luật định.

Như vậy, đối với các thiết bị nâng nhập khẩu vào Việt Nam để đảm bảo an toàn lao động cần đảm bảo đáp ứng được 5 điều kiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH nêu trên.

Thiết bị nâng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Để đảm bảo yêu cầu an toàn chỉ được phép bố trí những người điều khiển thiết bị nâng khi đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Hành vi không được thực hiện trong quá trình sử dụng thiết bị nâng để đảm bảo an toàn?
Lao động tiền lương
Công nhân điều khiển thiết bị nâng phải đảm bảo yêu cầu an toàn trong sử dụng như thế nào?
Lao động tiền lương
Đơn vị sử dụng chỉ được phép sử dụng những thiết bị nâng có tình trạng như thế nào để đảm bảo an toàn?
Lao động tiền lương
Những người tiến hành công việc tháo lắp thiết bị nâng ở độ cao trên 2m phải đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Khi đặt thiết bị nâng phải thực hiện biện pháp gì để đảm bảo yêu cầu an toàn?
Lao động tiền lương
Trong quá trình tháo lắp thiết bị nâng nghiêm cấm những hành vi nào để đảm bảo an toàn?
Lao động tiền lương
Công việc lắp ráp thiết bị nâng phải được tiến hành theo quy trình như thế nào?
Lao động tiền lương
Quy trình tháo dỡ thiết bị nâng phải được tiến hành như thế nào?
Lao động tiền lương
Trong quá trình lắp ráp thiết bị nâng chạy trên ray phải thực hiện công việc gì để đảm bảo yêu cầu an toàn?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thiết bị nâng
1,212 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị nâng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết bị nâng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào