Công chức tư pháp hộ tịch không được làm những việc gì trong quá trình đảm nhiệm chức vụ khi công tác?

Cho tôi hỏi đối tượng nào được dự tuyển công chức tư pháp hộ tịch? Công chức tư pháp hộ tịch không được làm những việc gì trong quá trình đảm nhiệm chức vụ khi công tác? Câu hỏi của anh Minh (Cần Thơ).

Đối tượng nào được dự tuyển công chức tư pháp hộ tịch cấp xã?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-BNV, quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển như sau:

Điều kiện đăng ký dự tuyển
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP. Trong đó, không phân biệt loại hình đào tạo, trường công lập, ngoài công lập.

Dẫn chiếu Điều 6 Nghị định 112/2011/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển như sau:

Điều kiện đăng ký dự tuyển
1. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Ủy ban nhân dân cấp xã xác định các điều kiện khác quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã cần tuyển trong kế hoạch tuyển dụng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước khi tuyển dụng.
2. Ngoài các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều này, chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Trưởng Công an xã phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.

Theo đó, tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:

Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Như vậy, người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức tư pháp hộ tịch cấp xã:

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

- Đủ 18 tuổi trở lên;

- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Lưu ý: Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển nhưng không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập và báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt trước khi tuyển dụng.

Công chức tư pháp hộ tịch không được làm những việc gì trong quá trình đảm nhiệm chức vụ khi công tác?

Công chức tư pháp hộ tịch không được làm những việc gì trong quá trình đảm nhiệm chức vụ khi công tác? (Hình từ Internet)

Hồ sơ của người trúng tuyển công chức tư pháp hộ tịch cấp xã gồm những giấy tờ gì?

Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định về thành phần có trong hồ sơ của người trúng tuyển công chức tư pháp hộ tịch như sau:

- Sơ yếu lý lịch theo mẫu có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác hoặc cư trú;

- Bản sao giấy khai sinh;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được dịch thuật sang tiếng Việt, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế đủ điều, kiện cấp và trong thời hạn sử dụng theo quy định;

- Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp.

Công chức tư pháp hộ tịch không được làm những việc gì trong quá trình đảm nhiệm chức vụ khi công tác?

Căn cứ quy định tại Điều 74 Luật Hộ tịch 2014 quy định về những việc công chức làm công tác hộ tịch không được làm như sau:

Những việc công chức làm công tác hộ tịch không được làm
1. Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà, nhận hối lộ khi đăng ký, quản lý hộ tịch.
2. Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch.
3. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, cố ý kéo dài thời hạn giải quyết đăng ký hộ tịch trái quy định của Luật này.
4. Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
5. Đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái quy định của Luật này.
6. Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật cá nhân mà biết được qua đăng ký hộ tịch.
7. Công chức làm công tác hộ tịch vi phạm các quy định tại Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, công chức tư pháp hộ tịch không được vi phạm 7 hành vi trên trong quá trình công tác.

Công chức tư pháp hộ tịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Có thực hiện nghỉ hưu đối với công chức Tư pháp hộ tịch xã không đáp ứng đủ tiêu chuẩn?
Lao động tiền lương
Tư pháp hộ tịch cấp xã nhận những phụ cấp gì từ tháng 8 năm 2023?
Lao động tiền lương
Công chức tư pháp hộ tịch không được làm những việc gì trong quá trình đảm nhiệm chức vụ khi công tác?
Lao động tiền lương
Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã bắt buộc phải có bằng đại học?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công chức tư pháp hộ tịch
977 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức tư pháp hộ tịch
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào