Công chức lãnh đạo không có đơn từ chức thì có được bố trí vị trí công tác khác không?
Xem xét cho từ chức đối với công chức lãnh đạo trong các trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 65 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định:
Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
1. Việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
b) Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ sức khỏe, uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;
c) Để cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng;
d) Có trên 50% nhưng không quá 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của cấp có thẩm quyền;
đ) Vì các lý do chính đáng khác.
2. Không xem xét cho từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước;
b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
...
Theo đó, xem xét cho từ chức đối với công chức lãnh đạo trong các trường hợp sau:
- Tự nguyện thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ sức khỏe, uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;
- Để cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng;
- Có trên 50% nhưng không quá 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của cấp có thẩm quyền;
- Vì các lý do chính đáng khác.
Công chức lãnh đạo không có đơn từ chức thì có được bố trí vị trí công tác khác không?
Công chức lãnh đạo không có đơn từ chức thì có được bố trí vị trí công tác khác không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 65 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định:
Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
...
3. Quy trình xem xét cho từ chức:
a) Công chức lãnh đạo, quản lý có đơn từ chức.
b) Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn từ chức, cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đang công tác có trách nhiệm trao đổi với công chức và báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.
c) Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định việc cho công chức từ chức; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc.
4. Công chức không có đơn từ chức nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c hoặc điểm d khoản 1 Điều này thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bố trí công tác khác phù hợp.
5. Công chức có đơn từ chức, nhưng chưa được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
6. Hồ sơ xem xét cho từ chức:
a) Đơn từ chức;
b) Tờ trình của cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ;
c) Các tài liệu khác có liên quan.
7. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức nếu có nguyện vọng công tác thì cấp có thẩm quyền căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo đó, công chức không có đơn từ chức nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c hoặc điểm d khoản 1 Điều 65 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bố trí công tác khác phù hợp.
Công chức lãnh đạo từ chức nhưng vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 54 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:
Từ chức hoặc miễn nhiệm đối với công chức
1. Công chức lãnh đạo, quản lý có thể từ chức hoặc miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức hoặc miễn nhiệm được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc.
3. Công chức lãnh đạo, quản lý xin từ chức hoặc miễn nhiệm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý cho từ chức hoặc miễn nhiệm vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc từ chức hoặc miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, công chức lãnh đạo, quản lý xin từ chức nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý cho từ chức thì vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?