Công chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc hay không?

Công chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc hay không? Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc là ai? - Câu hỏi của anh Võ (Bình Định).

Công chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc hay không?

Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:

Khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật
Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Và theo quy định tại Điều 47 Luật Khiếu nại 2011 như sau:

Khiếu nại quyết định kỷ luật
Khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, nếu công chức có căn cứ cho rằng quyết định kỷ luật buộc thôi việc là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể yêu cầu người có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật buộc thôi việc đó thông qua thủ tục khiếu nại.

Khiếu nại

Công chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc hay không? (Hình từ Internet)

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc là ai?

Theo quy định tại Điều 51 Luật Khiếu nại 2011 như sau:

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Như vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức thuộc về:

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý nếu giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý công chức nếu giải quyết khiếu nại lần tiếp theo.

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ nếu giải quyết khiếu nại đối với các quyết định sau mà đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết:

+ Quyết định kỷ luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

+ Quyết định kỷ luật của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

+ Quyết định kỷ luật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Quyền và nghĩa vụ của công chức khi khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc là gì?

Theo quy định tại Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 như sau:

Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
c) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
d) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
đ) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
e) Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
g) Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;
h) Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
i) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
k) Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính;
l) Rút khiếu nại.
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
3. Người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, công chức khi thực hiện quyền khiếu nại của mình sẽ có các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại theo quy định trên.

Kỷ luật buộc thôi việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công chức, viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc thì được tự nguyện tinh giản biên chế không?
Lao động tiền lương
Có áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc khi công nhân quốc phòng có hành vi vi phạm không?
Lao động tiền lương
Viên chức đã bị buộc thôi việc thì có được tuyển dụng lại vào cơ quan nhà nước không?
Lao động tiền lương
Viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng thì có được tuyển dụng lại vào cơ quan nhà nước không?
Lao động tiền lương
Phải làm gì khi quyết định kỷ luật buộc thôi việc viên chức được kết luận là oan sai?
Lao động tiền lương
Thời hiệu xử lý kỷ luật buộc thôi việc công chức là bao lâu?
Lao động tiền lương
Viên chức có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc hay không?
Lao động tiền lương
Viên chức bị buộc thôi việc khi thực hiện những hành vi nào?
Lao động tiền lương
Công chức, viên chức bị buộc thôi việc với những lỗi vi phạm nào?
Lao động tiền lương
Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng có được quyền đăng ký dự tuyển công chức Nhà nước nữa không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kỷ luật buộc thôi việc
2,630 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kỷ luật buộc thôi việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào