Công chức Bộ Công Thương nào thuộc đối tượng luân chuyển?
Công chức Bộ Công Thương nào thuộc đối tượng luân chuyển?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BCT năm 2022 quy định như sau:
Đối tượng, phạm vi luân chuyển
1. Đối tượng luân chuyển:
a) Công chức lãnh đạo, quản lý; cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng trong quy hoạch của cơ quan, đơn vị;
b) Công chức, viên chức lãnh đạo quản lý các cơ quan hành chính và tương đương, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ chức vụ quá 2 (hai) nhiệm kỳ liên tiếp theo kế hoạch được Ban cán sự đảng phê duyệt
c) Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.
2. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong Bộ Công Thương.
3. Chức danh bố trí luân chuyển thực hiện theo chủ trương của Đảng và của cấp có thẩm quyền.
4. Phạm vi luân chuyển
a) Luân chuyển trong nội bộ đơn vị thuộc Bộ; giữa các đơn vị thuộc Bộ;
b) Luân chuyển từ đơn vị thuộc Bộ sang các Bộ, ngành khác hoặc địa phương khi thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc theo kế hoạch luân chuyển của Bộ được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, công chức Bộ Công Thương thuộc đối tượng luân chuyển gồm:
- Công chức lãnh đạo, quản lý;
- Công chức lãnh đạo quản lý các cơ quan hành chính và tương đương, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ chức vụ quá 2 (hai) nhiệm kỳ liên tiếp theo kế hoạch được Ban cán sự đảng phê duyệt
- Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.
Công chức Bộ Công Thương nào thuộc đối tượng luân chuyển?
Quy trình luân chuyển công chức Bộ Công Thương gồm bao nhiêu bước?
Căn cứ theo Điều 48 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BCT năm 2022 quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện; thời gian; quy trình luân chuyển; thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện, nhận xét, đánh giá công chức luân chuyển
Tiêu chuẩn, điều kiện, thời gian, quy trình luân chuyển, thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện, nhận xét đánh giá công chức luân chuyển được thực hiện theo quy định tại Điều 56, Điều 57, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; theo Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Quy định số 98-QĐ/TW ngày 07 tháng 10 năm 2017 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ.
Theo đó, quy trình luân chuyển công chức Bộ Công Thương được thực hiện theo Điều 59 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Dẫn chiếu đến Điều 59 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, quy trình luân chuyển công chức Bộ Công Thương được thực hiện theo 05 bước sau:
Bước 1: Đề xuất chủ trương.
Bước 2. Đề xuất nhân sự luân chuyển.
Bước 3: Chuẩn bị nhân sự luân chuyển.
Bước 4: Trao đổi với các cơ quan liên quan, công chức được dự kiến luân chuyển.
Bước 5: Tổ chức thực hiện luân chuyển.
Kế hoạch luân chuyển công chức Bộ Công Thương phải gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 49 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BCT năm 2022 quy định như sau:
Xây dựng, ban hành Kế hoạch luân chuyển
1. Sau khi quy hoạch lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng các giai đoạn của cơ quan, đơn vị được phê duyệt, căn cứ yêu cầu công tác, năng lực, sở trường, đào tạo, bồi dưỡng và đối tượng luân chuyển theo quy định tại Điều 47, Điều 48 Quy chế này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ phối hợp với cấp ủy đơn vị thực hiện xây dựng, ban hành kế hoạch luân chuyển.
2. Kế hoạch luân chuyển phải có các nội dung sau đây:
a) Nhu cầu, vị trí luân chuyển;
b) Hình thức luân chuyển;
c) Địa bàn luân chuyển;
d) Thời hạn luân chuyển;
đ) Chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện;
e) Dự kiến phương án bố trí sau luân chuyển;
g) Thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch luân chuyển.
3. Căn cứ đề nghị của các cơ quan, đơn vị về việc luân chuyển công chức, lãnh đạo quản lý thuộc thẩm quyền Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ quyết định hoặc phê duyệt chủ trương, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp xây dựng kế hoạch luân chuyển của Bộ; trình Lãnh đạo Bộ phụ trách về việc luân chuyển công chức Lãnh đạo cấp Phòng, trình Ban cán sự Đảng về việc luân chuyển công chức lãnh đạo cấp Vụ; báo cáo Bộ trưởng xem xét, phê duyệt kế hoạch luân chuyển công chức của Bộ. Trường hợp cơ quan, đơn vị không chủ động đề xuất, Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu, rà soát, đề xuất công chức, viên chức lãnh đạo quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ vào kế hoạch luân chuyển.
4. Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, lập danh sách công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển, nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp và thực hiện luân chuyển.
Theo đó, kế hoạch luân chuyển công chức Bộ Công Thương phải gồm các nội dung sau:
- Nhu cầu, vị trí luân chuyển;
- Hình thức luân chuyển;
- Địa bàn luân chuyển;
- Thời hạn luân chuyển;
- Chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện;
- Dự kiến phương án bố trí sau luân chuyển;
- Thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch luân chuyển.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?