Công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức vào thời gian nào?
Công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức vào thời gian nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định:
Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Bộ Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
2. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm.
3. Trước ngày 31 tháng 01 hằng năm, Bộ Nội vụ công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
4. Trường hợp các cơ quan tuyển dụng công chức có nhu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì xây dựng kế hoạch, thông báo theo quy định tại Điều 7 Nghị định này và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định tại Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý; lập danh sách thí sinh gửi Bộ Nội vụ để tổ chức kiểm định. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được danh sách, Bộ Nội vụ tiến hành tổ chức kiểm định.
Theo đó, trước ngày 31 tháng 01 hằng năm, Bộ Nội vụ công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức vào thời gian nào?
Ai có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
Căn cứ tại Điều 22 Nội quy và quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV quy định
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thành viên Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Chủ tịch Hội đồng kiểm định
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng kiểm định và chỉ đạo tổ chức kỳ kiểm định bảo đảm đúng Nội quy và Quy chế này.
b) Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Hội đồng kiểm định.
c) Quyết định lựa chọn các Điểm thi và thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định, Ban coi thi, Ban thư ký.
d) Phối hợp với Hội đồng Xây dựng để thực hiện việc giao, nhận dữ liệu về câu hỏi và đáp án trong ngân hàng câu hỏi và đáp án để sử dụng trong các kỳ kiểm định.
đ) Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm định, trong đó quyết định cụ thể cách thức tổ chức thi, thời gian, địa điểm tổ chức thi.
e) Phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện và không đủ điều kiện tham dự kiểm định sau khi kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định; Thông báo triệu tập thí sinh dự thi; Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nội vụ công nhận kết quả kỳ kiểm định.
g) Chỉ đạo việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kiểm định.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng kiểm định
Giúp Chủ tịch Hội đồng kiểm định điều hành hoạt động của Hội đồng kiểm định và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng kiểm định; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Hội đồng kiểm định về nhiệm vụ được phân công.
3. Ủy viên Hội đồng kiểm định
Ủy viên Hội đồng kiểm định thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Chủ tịch Hội đồng kiểm định phân công, bảo đảm hoạt động của Hội đồng kiểm định thực hiện đúng quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Hội đồng Kiểm định về nhiệm vụ được phân công.
...
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng kiểm định có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định:
Hình thức, nội dung và thời gian kiểm định
1. Hình thức kiểm định: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
2. Nội dung kiểm định: Đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.
3. Thời gian, số lượng câu hỏi kiểm định:
a) Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên: 120 phút, số lượng câu hỏi 100 câu.
b) Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng: 100 phút, số lượng câu hỏi 80 câu.
Theo đó, nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức là đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?