Công an có làm thứ 7 không? Quy định thời gian làm việc của Công an thế nào?
Thời gian làm việc của Công an là gì?
Thời gian làm việc có thể hiểu là thời gian làm việc chính thức của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong ngày, trong tuần. Đối với các cán bộ, chiến sĩ công tác trong ngành Công an nhân dân, thời gian làm việc của họ tương tự như thời gian làm việc của cán bộ công chức viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước, thông thường được gọi là giờ làm việc hành chính.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 có quy định thì “Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần”.
Tuy nhiên, đây chỉ là quy định về thời gian làm việc của người lao động, không phải thời gian làm việc của các cơ quan nhà nước.
Do đó, còn tùy thuộc vào tính chất công việc cũng như địa bàn hoạt động mà mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức sẽ có sự chênh lệch về khung giờ làm việc hành chính, nhưng vẫn cần đảm bảo 08 giờ/ngày (không kể thời gian nghỉ trưa) và không thấp hơn 40 giờ/tuần.
Như vậy, có thể hiểu rằng thời gian làm việc của Công an là thời giờ làm việc bình thường (giờ làm việc hành chính) theo quy định pháp luật.
Công an có làm thứ 7 không? Quy định thời gian làm việc của Công an thế nào?
Công an có làm thứ 7 không? Quy định thời gian làm việc của Công an thế nào?
Về thời gian làm việc của cán bộ, chiến sĩ công an chính là thời gian làm việc của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong nhà nước. Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định chung về giờ làm việc hành chính nói chung, thời gian làm việc của Công an nói riêng nhưng sẽ được áp dụng như sau:
- Thời gian làm việc buổi sáng: Bắt đầu từ 8h đến 12h.
- Thời gian làm việc buổi chiều: Bắt đầu từ 13h30 đến 17h30.
Trong đó, thời gian làm việc trong tuần là từ thứ hai đến thứ sáu, nghỉ thứ bảy và chủ nhật.
Bên cạnh đó sẽ tùy vào thuộc vào tính chất của đơn vị mà giờ hành chính ở các cơ quan Công an có thể chênh lệch nhau từ 30 phút hoặc 01 giờ. Do đó, giờ làm việc hành chính của cơ quan Công an cũng có thể như thời gian dưới đây:
- Thời gian làm việc buổi sáng: Bắt đầu từ 8h đến 11h30.
- Thời gian làm việc buổi chiều: Bắt đầu từ 13h đến 17h30.
Mặc dù thời gian làm việc có thể khác nhau do phụ thuộc vào tính chất và quy định riêng của từng địa phương, khu vực. Tuy nhiên các cơ quan Công an luôn đảm bảo thời gian làm việc là 08 tiếng/ngày.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào quy định của mỗi địa phương mà cơ quan Công an còn có thể làm việc đến sáng ngày thứ bảy trong tuần. Theo đó, để nắm được thời gian làm việc chính xác của cơ quan Công an tại địa phương có thể đến trực tiếp trụ sở hoặc liên hệ hỏi đáp thông qua số điện thoại thường trực của cơ quan, đơn vị đó.
Tuy nhiên, với đặc thù công việc đặc biệt của ngành Công an, ngoài giờ làm việc hành chính (thông thường để tiếp công dân, giải quyết các công vụ thông thường) thì các cán bộ, chiến sĩ công an cũng không có thời gian làm việc cố định.
*Lưu ý: Công an là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các tin báo liên quan đến vấn đề an ninh, trật tự, an toàn xã hội cũng như tin báo về tội phạm trong khu vực. Trong trường hợp có nhiệm vụ đặc biệt hoặc khẩn cấp, các cán bộ, chiến sĩ công an có thể làm việc liên tục, không giới hạn thời gian.
Do đó, ngoài thời gian làm việc chính theo giờ hành chính thì tại cơ quan công an luôn có các chiến sĩ công an trực 24/24 để nhận tin báo, tố giác tội phạm. Đồng thời, các cán bộ, chiến sĩ cũng có thể làm việc cả vào các ngày nghỉ lễ, tết hoặc buổi tối, đêm.
Các cán bộ, chiến sĩ công an luôn thay phiên nhau trực ca nên khi có bất kỳ thông tin nào cần liên hệ trực tiếp với cơ quan Công an thì công dân vẫn có thể đến trụ sở cơ quan công an gần nhất để báo tin và được hỗ trợ giải quyết tin báo kịp thời, nhanh chóng.
Chế độ phục vụ đối với Công an quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về chế độ phục vụ sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân và công nhân công an sau đây:
- Sĩ quan Công an nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp hoặc chế độ nghĩa vụ;
- Công nhân công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng.
- Công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị theo quy định pháp luật.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?