Có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo hình thức nào?

Theo quy định hiện hành có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo hình thức nào?

Có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo hình thức nào?

Hiện nay có 3 hình thức để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:

Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, hiện nay theo pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm “xuất khẩu lao động”. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có giải thích về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
2. Người sử dụng lao động ở nước ngoài là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trực tiếp thuê mướn, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho mình ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
3. Bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động ở nước ngoài, tổ chức dịch vụ việc làm ở nước ngoài.
4. Phân biệt đối xử là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
5. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.
6. Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là tập hợp số liệu, thông tin về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Như vậy, xuất khẩu lao động có thể được hiểu là việc công dân Việt Nam từ đủ 18 trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo đó, 3 hình thức xuất khẩu lao động hợp pháp tại Nhật Bản theo quy định mới nhất hiện nay là:

- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.

- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

- Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo hình thức nào?

Có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo hình thức nào?

Xuất khẩu lao động nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

1. Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở khu vực, nghề và công việc mà pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm.

2. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái pháp luật.

3. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật.

4. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc mà không đăng ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.

5. Bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động.

6. Tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động.

7. Không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại.

8. Tổ chức, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động đình công trái pháp luật của nước sở tại.

9. Tổ chức môi giới, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động.

Người lao động vay vốn ưu đãi đi xuất khẩu lao động có cần tài sản bảo đảm tiền vay không?

Căn cứ Điều 37 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định về điều kiện bảo đảm tiền vay, cụ thể như sau:

Điều kiện bảo đảm tiền vay
Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, người lao động vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Theo đó, đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, người lao động vay vốn ưu đãi để đi xuất khẩu lao động phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Đối với mức vay dưới 100 triệu thì không cần phải có tài sản bảo đảm tiền vay.

Xuất khẩu lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo hình thức nào?
Lao động tiền lương
Người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc được hưởng quyền lợi gì?
Lao động tiền lương
Visa E9 được ở lại bao lâu?
Lao động tiền lương
Xuất khẩu lao động hạn E7 là gì?
Lao động tiền lương
Người xuất khẩu lao động có được nhà nước hỗ trợ hay không?
Lao động tiền lương
Mức trần tiền dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động cho mỗi năm làm việc tối đa là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Chương trình giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động thuộc hộ nghèo có được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đi xuất khẩu lao động không?
Lao động tiền lương
Người lao động thuộc hộ cận nghèo có nhu cầu đi xuất khẩu lao động được hỗ trợ gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Xuất khẩu lao động
148 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất khẩu lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất khẩu lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào