Cơ quan nào thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội?
Khuyến khích hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội
1. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo nguyên tắc các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
2. Khuyến khích hợp tác quốc tế trong việc tăng cường năng lực quản lý và tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế, hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, kết hợp hài hòa các nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững.
3. Thúc đẩy đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về bảo hiểm xã hội để bảo đảm quyền lợi cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.
4. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động ở Việt Nam và ở nước ngoài được tính để xét điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam được tính theo thời gian người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam.
Theo đó, khuyến khích hợp tác quốc tế trong việc tăng cường năng lực quản lý và tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế, hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, kết hợp hài hòa các nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững.
Cơ quan nào thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội?
Cơ quan nào thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội?
Căn cứ tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
...
12. Thực hiện chế độ báo cáo như sau:
a) Định kỳ 03 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
b) Định kỳ 06 tháng, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm y tế;
c) Định kỳ 06 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong phạm vi địa phương quản lý;
d) Hằng năm, báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế.
13. Định kỳ 05 năm, đánh giá và dự báo khả năng cân đối của quỹ hưu trí và tử tuất.
14. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
15. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
16. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
17. Xác định và theo dõi người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 30 của Luật này.
18. Chủ trì xây dựng, quản lý, cập nhật, duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và khai thác, sử dụng, chia sẻ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội có bao gồm nội dung về hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ tại Điều 133 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Thực hiện công tác thống kê nhà nước về bảo hiểm xã hội.
4. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực về bảo hiểm xã hội.
5. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội.
6. Cơ chế tài chính, tài chính quỹ bảo hiểm xã hội.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Sơ kết, tổng kết, khen thưởng về bảo hiểm xã hội.
9. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
Theo đó, quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bao gồm có nội dung về hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2025
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?