Cơ quan nào giải quyết hồ sơ trợ cấp thất nghiệp Điện Biên?
Cơ quan nào giải quyết hồ sơ trợ cấp thất nghiệp Điện Biên?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Theo đó, cơ quan giải quyết trợ cấp thất nghiệp Điện Biên là Trung tâm Dịch vụ việc làm Điện Biên, cụ thể:
Trung tâm dịch vụ việc làm Điện Biên có 01 trụ sở và 03 văn phòng đại diện.
Trụ sở chính của Trung tâm dịch vụ việc làm Điện Biên có địa chỉ tại: Tổ 18, phường Him Lam, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 0230.3833509 – 0230.3810084
Fax: 0230.3833509
Email: ttgtvldienbien@gmail.com
Văn phòng đại diện Mường Chà
Địa chỉ: Tổ 14, TT Mường Chà, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 0215.3843586
Văn Phòng đại diện Điện Biên Đông
Địa chỉ: Tổ 8 TT Điện Biên Đông, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 0215. 3891993
Văn phòng đại diện Tuần Giáo
Địa chỉ: Khối Trường Xuân, TT. Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 0215.3862112
Cơ quan nào giải quyết hồ sơ trợ cấp thất nghiệp Điện Biên?
Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động cần đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 điều kiện để người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định cụ thể như sau:
Người lao động thuộc đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện:
- Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật.
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp:
+ Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn.
+ Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 như sau:
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Cách tính trợ cấp thất nghiệp được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH công thức tính tiền bảo hiểm thất nghiệp người lao động được nhận hàng tháng là:
Trong đó:
- Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, để tính tiền bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cần xác định được mức lương hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?