Có phải huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho an toàn vệ sinh viên trong công ty không?
An toàn vệ sinh viên là ai?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
An toàn, vệ sinh viên
1. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
2. An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.
3. An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở.
...
Như vậy, có thể hiểu an toàn vệ sinh viên là người phụ trách công tác Bảo hộ lao động ở các khoa, phòng, nhóm, tổ hoặc tương đương và không tách rời nhiệm vụ của khoa, tổ.
An toàn vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra
Theo đó, an toàn vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành của tổ chức công đoàn cơ sở.
Có phải huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho an toàn vệ sinh viên trong công ty không?
Có phải huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho an toàn vệ sinh viên trong công ty không?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định:
Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu
1. Đối tượng huấn luyện sơ cứu, cấp cứu bao gồm:
a) Người lao động, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;
b) Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu.
2. Thời gian, nội dung huấn luyện và huấn luyện lại hằng năm thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Người được huấn luyện phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này sau khi được huấn luyện. Trường hợp người lao động đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì không phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu nhưng phải lưu bản sao Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Theo đó, khoản 1 Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.
Trường hợp có thay đổi về chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động thì phải được huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động.
Dựa vào các quy định trên, trường hợp người lao động đã tham gia vào mạng lưới an toàn vệ sinh viên thì đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, theo đó, sẽ không cần tham gia huấn luyện sơ cứu, cấp cứu.
Như vậy, công ty không phải tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho an toàn vệ sinh viên trong công ty của mình.
An toàn vệ sinh viên có nghĩa vụ gì?
Theo khoản 4 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, an toàn vệ sinh viên có các nghĩa vụ sau:
- An toàn vệ sinh viên phải thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn vệ sinh lao động.
- An toàn vệ sinh viên có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn vệ sinh lao động.
- An toàn vệ sinh viên tham gia xây dựng và hướng dẫn kế hoạch an toàn vệ sinh lao động.
- An toàn vệ sinh viên kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc.
- An toàn vệ sinh viên báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?