Có mấy bậc trình độ kỹ năng nghề trong tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của người lao động?
Ai có thẩm quyền cấp Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?
Trước tiên, về khái niệm của chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia thì theo quy định tại Điều 29 Luật Việc làm 2013, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được xem là một loại chứng chỉ nhằm hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân, được công nhận cấp độ kỹ năng nghề nghiệp theo trình độ, giúp người lao động tìm công việc phù hợp hoặc công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Đồng thời, theo Điều 5 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như sau:
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp đổi, bổ sung, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.
Như vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền cấp.
Tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo các bậc trình độ kỹ năng nghề (Hình từ Internet)
Có mấy bậc trình độ kỹ năng nghề trong tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của người lao động?
Về điều kiện tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được quy định sẽ thực hiện theo 05 bậc trình độ kỹ năng nghề, cụ thể theo quy định tại Điều 16 Nghị định 31/2015/NĐ-CP:
* Đối với trình độ kỹ năng nghề bậc 1
Người lao động có nhu cầu đều được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 1 của một nghề.
* Đối với trình độ kỹ năng nghề bậc 2
Để được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 2 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
- Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
- Học xong chương trình trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp) tương ứng với nghề tham dự;
- Có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
* Đối với trình độ kỹ năng nghề bậc 3
Đối với trình độ kỹ năng nghề bậc 3 của một nghề, để được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia thì người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
- Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
- Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
- Học xong chương trình cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự;
- Có ít nhất 06 (sáu) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
* Đối với trình độ kỹ năng nghề bậc 4
Người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây để được tham dự đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 4 của một nghề:
- Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
- Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 06 (sáu) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
- Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 09 (chín) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
- Học xong chương trình đại học tương ứng với nghề tham dự;
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
* Đối với trình độ kỹ năng nghề bậc 5
Để được tham dự đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 5 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
- Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 hoặc bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề tham dự và có thời gian ít nhất 05 (năm) năm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
- Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 09 (chín) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
- Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 12 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
- Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 14 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
- Có bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có bằng tốt nghiệp đó;
- Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
Hồ sơ thủ tục đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của người lao động cần những gì?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 31/2015/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-BLĐTBXH thì hồ sơ thủ tục đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cần thực hiện như sau:
* Hồ sơ đăng ký tham dự
- Phiếu đăng ký tham dự theo mẫu có dán ảnh màu nền màu trắng của cá nhân, cỡ ảnh 04 x 06 cm;
- Một bản chụp một trong các loại giấy tờ chứng minh đáp ứng được một trong những điều kiện được quy định tại Điều 16 Nghị định 31/2015/NĐ-CP;
Đối với cá nhân người đạt huy chương tại hội thi tay nghề ASEAN thì hồ sơ đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bao gồm:
- Phiếu đăng ký tham dự theo mẫu có dán ảnh màu nền màu trắng của cá nhân, cỡ ảnh 04 x 06 cm;
- Một (01) bản chụp các loại giấy tờ chứng nhận đạt được huy chương tại hội thi tay nghề ASEAN.
* Thủ tục đăng ký tham dự
- Việc đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của người lao động được thực hiện như sau:
+ Người lao động có nhu cầu tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia lựa chọn tổ chức đánh giá kỹ năng nghề để đăng ký trực tuyến hoặc trực tiếp đăng ký tham dự tại tổ chức đánh giá kỹ năng nghề hoặc gửi hồ sơ đăng ký tham dự đến tổ chức đánh giá kỹ năng nghề qua đường bưu điện;
+ Người sử dụng lao động có quyền đăng ký cho người lao động đang làm việc tại đơn vị mình hoặc tạo điều kiện cho họ tự đăng ký tham dự;
+ Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu điều kiện tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở các bậc trình độ kỹ năng nghề của người đăng ký tham dự trước khi tiến hành thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?