Có hành vi quấy rối tình dục nhưng không thực hiện tại công ty thì công ty có quyền xử lý kỷ luật nhân viên không?
Có bao nhiêu hình thức quấy rối tình dục tại nơi làm việc?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
1. Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
...
Theo đó, quấy rối tình dục tại nơi làm việc là tất cả các hành vi mang tính chất tình dục gây ảnh hưởng đến nhân phẩm của con người tại nơi làm việc. Đây là những hành vi không được chấp nhận, xúc phạm đối với người nhận, ảnh hưởng tâm lý, căng thẳng trong quá trình làm việc, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến môi trường làm việc.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi quấy rối tình dục như sau:
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
…
2. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:
a) Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
b) Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
c) Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
Như vậy có thể thấy quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm 3 hình thức: - Quấy rối tình dục mang tính thể chất;
- Quấy rối tình dục bằng lời nói;
- Quấy rối tình dục bằng ngôn ngữ cơ thể.
Từ đó có thể suy ra các hành vi không được xem là quấy rối tình dục bao gồm những hành vi giao cấu được đồng thuận (Trừ hành vi giao cấu với trẻ em) thì không được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Có hành vi quấy rối tình dục nhưng không thực hiện tại công ty thì công ty có quyền xử lý kỷ luật nhân viên không? (Hình ảnh từ Internet)
Có hành vi quấy rối tình dục nhưng không thực hiện tại công ty thì công ty có quyền xử lý kỷ luật nhân viên không?
Đầu tiên, ta cần hiểu rõ cụm từ “nơi làm việc" trong quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì. Từ đó xác định việc thực hiện hành vi này không tại công ty có được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc hay không.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP giải thích rõ nơi làm việc, cụ thể:
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
…
3. Nơi làm việc quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định.
Như vậy có thể thấy nơi làm việc ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, không đơn thuần là tại công ty mà nó là bất cứ địa điểm nào có liên quan đến công việc của công ty. Do đó, đối chiếu với trường hợp của bạn thì hành vi dùng lời nói mang tính chất quấy rối đối với đồng nghiệp trong thời gian đi công tác được xem là hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội quy lao động, cụ thể:
Nội quy lao động
...
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
...
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
...
Đối chiếu với các quy định cũ, cụ thể tại Điều 119 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nội dung chủ yếu của nội quy lao động. Theo đó không quy định về việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Theo Bộ luật Lao động 1994 không có bất kỳ điều khoản nào quy định về vẫn đề quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Qua đó cho thấy quấy rối tình dục tại nơi làm việc đã được nêu tại Bộ luật Lao động 2012, nhưng các quy định còn mang tính chưa rõ ràng.
Nay, Bộ luật Lao động 2019 đã có những quy định chi tiết hơn về quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Trong đó, doanh nghiệp sẽ phải quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc cùng hình thức xử lý kỷ luật đối với người thực hiện hành vi đó
Như vậy, từ ngày 01/01/2021 lần đầu tiên nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được đưa vào nội quy lao động, cụ thể bao gồm nội dung:
- Không bị quấy rồi tình dục tại nơi làm việc;
- Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp bị quấy rồi tình dục tại nơi làm việc;
- Người sử dụng lao động được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động thực hiện hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nếu được quy định trong nội quy lao động;
- Chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một trong những nội dung các bên thương lượng lựa chọn để tiến hành thương lượng tập thể.
Do đó, hành vi của bạn vi phạm nội quy lao động, do đó công ty hoàn toàn có cơ sở để xử lý kỷ luật bạn đối với hành vi trên.
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật nào đối với người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc?
Căn cứ theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hình thức xử lý kỷ luật bao gồm:
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
...
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
Đối chiếu trường hợp của bạn với quy định trên, thì hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động thì bạn có thể bị xử lý kỷ luật sa thải.
Do đó, Công ty hoàn toàn có căn cứ để sa thải người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?