Có được cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài khi hết thời hạn không?
Có được cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài khi hết thời hạn không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
2. Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
3. Thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
Theo đó, các trường hợp cấp lại giấy phép lao động bao gồm:
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
- Thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
Như vậy, có thể thấy một trong những điều kiện tiên quyết để được cấp lại giấy phép lao động là phải còn thời hạn. Do đó, khi giấy phép lao động hết thời hạn thì không đủ điều kiện để được cấp lại.
Trường hợp này, nếu người lao động nước ngoài muốn tiếp tục làm việc tại Việt Nam thì người lao động nước ngoài cần phải tiến hành đăng ký lại giấy phép lao động.
Có được cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài khi hết thời hạn không? (Hình từ Internet)
Sử dụng lao động nước ngoài khi giấy phép lao động hết thời hạn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
...
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.
...
Và quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, tùy vào mức độ vi phạm mà người sử dụng lao động sử dụng lao động có giấy phép lao động hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 75 triệu đồng (mức phạt đối với cá nhân) hoặc từ 60 triệu đồng đến 150 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức).
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi giấy phép lao động hết thời hạn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
...
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Căn cứ khoản 5 Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định như sau:
Các trường hợp chưa cho nhập cảnh
..
5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
...
Như vậy, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà giấy phép lao động hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng, bên cạnh đó còn bị trục xuất khỏi Việt Nam, và không thể nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 3 năm tới.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?