Có cần phải tham khảo ý kiến của người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ?
Có cần phải tham khảo ý kiến của người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ?
Tại khoản 2 Điều 159 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật.
2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
Theo đó, để sử dụng lao động khuyết tật, người sử dụng lao động bắt buộc phải tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
Có cần phải tham khảo ý kiến của người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ? (Hình từ Internet)
Người khuyết tật có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không?
Tại khoản 1 Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 có quy định như sau:
Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
b) Người khuyết tật nặng.
2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 45 Luật Người khuyết tật 2010 có nội dung như sau:
Nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:
a) Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;
b) Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;
c) Mua thẻ bảo hiểm y tế;
d) Mua thuốc chữa bệnh thông thường;
đ) Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
e) Mai táng khi chết;
g) Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.
3. Chính phủ quy định mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng và kinh phí quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, người lao động là người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nếu là người khuyết tật nặng hoặc người khuyết tật đặc biệt nặng, ngoại trừ các trường hợp được nêu trong Điều 45 Luật Người khuyết tật 2010 trên.
Hành vi kỳ thị người khuyết tật sẽ bị xử phạt nặng?
Tại khoản 1 Điều 14 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.
4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
5. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.
6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.
7. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.
Theo đó, hành vi kỳ thị người khuyết tật là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Đồng thời, tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;
b) Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật;
c) Cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
d) Cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
đ) Cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, người có hành vi vi phạm những điều cấm của luật về người khuyết tật, cụ thể là kỳ thị người khuyết tật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?