Có bắt buộc tổ chức khám sức khỏe đối với nhân viên thử việc hay không?
Có bắt buộc tổ chức khám sức khỏe đối với nhân viên thử việc hay không?
Tại Điều 70 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có nêu như sau:
An toàn, vệ sinh lao động đối với học sinh, sinh viên, người học nghề, tập nghề, thử việc
1. Cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động cho học sinh, sinh viên, người học nghề trong thời gian thực hành, học nghề như đối với người lao động quy định tại các điều 15, 16, 18, 19, 20, 23, 24, 25 và khoản 1 Điều 27 của Luật này.
2. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người học nghề, tập nghề, thử việc như đối với người lao động tại Luật này, kể cả trường hợp bị tai nạn lao động.
3. Học sinh, sinh viên, người học nghề trong thời gian thực hành, học nghề, tập nghề phải tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề.
Trường hợp học sinh, sinh viên trong thời gian thực hành bị tai nạn lao động thì được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ quy định trên thì công ty phải thực hiện các quy định tại văn bản trên cho người thử việc giống như người lao động tại đơn vị. Dẫn chiếu Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có nội dung:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
...
Theo đó, chính sách của người lao động có khám sức khỏe hàng năm nên về nguyên tắc khi tổ chức khám sức khỏe hàng năm tại công ty sẽ bao gồm đối tượng là người thử việc.
Có bắt buộc tổ chức khám sức khỏe đối với nhân viên thử việc hay không? Có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)
Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động thử việc có bị xử phạt không?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động như sau:
Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
...
Lưu ý: căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên thử việc sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.
Doanh nghiệp chi trả tiền khám sức khỏe có được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Cũng tại khoản 6 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc chi trả tiền khám sức khỏe cho người lao động như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
...
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Theo đó, chi phí cho hoạt động khám sức khỏe cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?