Có bắt buộc phải thông báo kết quả thử việc không đạt cho người lao động không?
- Có bắt buộc phải thông báo kết quả thử việc không đạt cho người lao động không?
- Người lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc khi hủy bỏ thử việc hay không?
- Mẫu thông báo kết quả thử việc không đạt yêu cầu thông dụng nhất hiện nay là mẫu nào?
- Người lao động thử việc có được khám sức khỏe định kỳ tại công ty không?
Có bắt buộc phải thông báo kết quả thử việc không đạt cho người lao động không?
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kết thúc thời gian thử việc
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Như vậy, đối với người lao động làm việc hết thời gian thử việc, trước khi chấm dứt hợp đồng sẽ có quyền được biết kết quả thử việc của mình.
Tuy nhiên, không có quy định phải thông báo trước bao nhiêu ngày. Trong trường hợp người lao động đạt yêu cầu có thể tiếp tục ký hợp đồng chính thức, hoặc chấm dứt hợp đồng thử việc khi hết thời gian thử việc.
Có bắt buộc phải thông báo kết quả thử việc không đạt cho người lao động không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc khi hủy bỏ thử việc hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên, người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 là đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc nếu có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên và không đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Thời gian thử việc cho công việc yêu cầu thử việc lâu nhất cũng chỉ kéo dài tối đa 180 ngày. Vì vậy, do thời hạn làm việc của người lao động thử việc chưa đủ 12 tháng nên lao động thử việc không được hưởng trợ cấp thôi việc khi hủy bỏ thử việc.
Mẫu thông báo kết quả thử việc không đạt yêu cầu thông dụng nhất hiện nay là mẫu nào?
Hiện nay, mẫu thông báo kết quả thử việc không đạt yêu cầu không được quy định trong Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Thông thường mẫu thông báo kết quả thử việc không đạt yêu cầu sẽ được ban hành cụ thể để áp dụng tại từng đơn vị, công ty.
Dưới đây là mẫu thông báo kết quả thử việc không đạt yêu cầu mà các đơn vị có thể tham khảo:
Tải Mẫu thông báo kết quả thử việc không đạt yêu cầu: Tại đây
Người lao động thử việc có được khám sức khỏe định kỳ tại công ty không?
Tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
...
Căn cứ theo Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
5. Người sử dụng lao động.
6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Theo đó người thử việc cũng thuộc đối tượng được khám sức khỏe định kỳ tại công ty.
Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động (bao gồm cả người thử việc); đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Đối với lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?