Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động mới khi muốn thay đổi loại hợp đồng hay không?
Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động mới khi muốn thay đổi loại hợp đồng hay không?
Tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
...
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Phụ lục hợp đồng lao động
...
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Theo đó, khi có thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, các bên có thể tiến hành bằng việc ký phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng mới.
Tuy nhiên, nếu ký phụ lục hợp động lao động thì các bên lại không được thay đổi thời hạn hợp đồng lao động. Vì vậy, nếu muốn thay đổi loại hợp đồng, các bên buộc phải ký hợp đồng lao động mới.
Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động mới khi muốn thay đổi loại hợp đồng hay không?
Có những loại hợp đồng lao động nào?
Tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
...
Có thể thấy, pháp luật đã căn cứ vào thời hạn để chia hợp đồng thành loại có thời hạn và không xác định thời hạn. Theo đó, các bên sẽ căn cứ vào nhu cầu về việc làm mà ký hợp đồng lao động phù hợp.
Nếu chỉ có nhu cầu làm việc trong thời gian từ 03 năm trở xuống thì ký hợp đồng xác định thời hạn. Còn nếu dài hơn thời gian 03 năm thì có thể ký hợp đồng không xác định thời hạn.
Loại hợp đồng lao động nào không phải đóng bảo hiểm xã hội?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là người ký một trong những loại hợp đồng sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Đáng chú ý, theo quy định mới nhất thì Bộ luật Lao động 2019 đã không còn ghi nhận về hợp đồng thời vụ. Do vậy, người lao động chỉ thực hiện 02 loại hợp đồng là hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng không thời hạn.
Như vậy, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng thì người lao động sẽ không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bên cạnh đó, các loại hợp đồng sau đây cũng không phải đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm:
- Hợp đồng thử việc: Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về nội dung thử việc trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc. Tuy nhiên, thử việc chỉ áp dụng với hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Đồng thời, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Do vậy, trường hợp người lao động thử việc theo hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Còn đối với trường hợp các bên thỏa thuận việc thử việc trong hợp đồng lao động thì vẫn sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc.
- Hợp đồng cộng tác viên: Đây là các loại hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự hiện hành, được xác định là loại hợp đồng dịch vụ. Do đó, người lao động làm việc theo các loại hợp đồng này không phải đóng BHXH bắt buộc...
Nói tóm lại, các loại hợp đồng sau đây sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội:
- Hợp đồng lao động dưới 01 tháng;
- Hợp đồng thử việc;
- Hợp đồng cộng tác viên.
Ngoài ra có thể sẽ còn các loại hợp đồng khác không phải đóng bảo hiểm xã hội, tuy nhiên bài viết này chỉ đưa ra các loại hợp đồng đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?