Có bắt buộc bên cho thuê lại lao động phải cử người giám sát an toàn lao động khi cho thuê lao động không?
Có bắt buộc bên cho thuê lại lao động phải cử người giám sát an toàn lao động khi cho thuê lao động không?
Căn cứ khoản 4 Điều 31 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại
Trách nhiệm về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động theo Khoản 1 Điều 65 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:
...
4. Thông báo cho người lao động thuê lại các các nội dung về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động; cử người thường xuyên giám sát, phối hợp và kiểm tra việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại của bên thuê lại lao động;
...
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 32 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại
Trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động theo Khoản 2 Điều 65 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động và các nội dung hướng dẫn tại Nghị định này; không được phân biệt đối xử về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
...
Chiếu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015:
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
..
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
...
d) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
...
Dựa vào tất cả căn cứ trên, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có trách nhiệm cử người thường xuyên giám sát, phối hợp và kiểm tra việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại của bên thuê lại lao động.
Như vậy, bên cho thuê lại lao động bắt buộc phải cử người giám sát an toàn lao động khi cho thuê lao động, trường hợp không thực hiện thì bên cho thuê lại lao động đã vi phạm quy định về cho thuê lại lao động.
Có bắt buộc bên cho thuê lại lao động phải cử người giám sát an toàn lao động khi cho thuê lao động không?
Bên cho thuê lại lao động không cử người giám sát an toàn lao động của bên thuê lại lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
...
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động;
b) Không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật;
c) Không niêm yết công khai bản chính giấy phép tại trụ sở chính và bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép tại các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) của doanh nghiệp cho thuê lại;
d) Không gửi bản sao chứng thực giấy phép đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đến hoạt động trong trường hợp doanh nghiệp sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động;
đ) Không phối hợp với bên thuê lại lao động trong việc điều tra tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật;
e) Không thông báo cho người lao động thuê lại các nội dung về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động;
g) Không cử người thường xuyên giám sát, phối hợp hoặc kiểm tra việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại của bên thuê lại lao động.
...
Như vậy, đối với hành vi không cử người thường xuyên giám sát, phối hợp hoặc kiểm tra việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại của bên thuê lại lao động, bên cho thuê lại lao động sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu - 3 triệu đồng.
Cho thuê lại lao động là gì?
Căn cứ theo Điều 52 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Cho thuê lại lao động
1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.
Như vậy, cho thuê lại lao động là việc chuyển giao người lao động từ một doanh nghiệp cho thuê đến một doanh nghiệp khác để thực hiện công việc cụ thể, trong khi vẫn giữ nguyên hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê.
Hình thức này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn nhân lực mà còn tạo ra sự linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu công việc tạm thời.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, hoạt động cho thuê lại lao động phải tuân thủ các quy định pháp luật nghiêm ngặt và chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề, có Giấy phép hoạt động cho thuê lại, và hoạt động này chỉ áp dụng với một số công việc nhất định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?