Có bằng cấp gì mới được làm huấn luyện viên chính?
Viên chức chuyên ngành thể dục thể thao phải đáp ứng tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thể dục thể thao, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thể dục thể thao
1. Tâm huyết với nghề, nhiệt tình, trách nhiệm và bảo đảm yêu cầu về thời gian, chất lượng với công việc được giao.
2. Thẳng thắn, trung thực, khách quan, làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; thái độ lịch sự, khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với Nhân dân; tôn trọng đồng nghiệp; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ và năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo đó viên chức chuyên ngành thể dục thể thao phải đáp ứng tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp được nêu trên.
Có bằng cấp gì mới được làm huấn luyện viên chính? (Hình từ Internet)
Có bằng cấp gì mới được làm huấn luyện viên chính?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Huấn luyện viên chính (hạng II) - Mã số V.10.01.02
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì hoặc tham gia tuyển chọn, quản lý vận động viên; trực tiếp huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, rèn luyện tâm lý, ý chí cho vận động viên; chỉ đạo vận động viên thuộc phạm vi phụ trách tham gia các giải thi đấu thể thao từ cấp tỉnh, ngành trở lên;
b) Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn, vệ sinh trong tập luyện, thi đấu và kiểm tra y học cho vận động viên;
c) Xây dựng kế hoạch huấn luyện dài hạn và ngắn hạn, chương trình, giáo án huấn luyện đối với các vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ thể thao của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngành;
d) Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác huấn luyện;
đ) Tham gia xây dựng đề tài khoa học hoặc có sáng kiến kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng, thành tích huấn luyện được áp dụng vào thực tiễn công tác đào tạo vận động viên;
e) Phối hợp, quan tâm chăm lo đời sống tinh thần, sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng theo yêu cầu tập luyện, thi đấu của môn thể thao; điều kiện nghỉ ngơi và học tập văn hoá cho vận động viên;
g) Chăm lo công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho vận động viên; xây dựng tập thể vận động viên đoàn kết;
h) Dự báo khả năng phát triển thành tích thể thao, khả năng đạt thành tích thi đấu của vận động viên thuộc phạm vi phụ trách.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực thể dục thể thao;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao.
...
Theo đó yêu cầu huấn luyện viên chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực thể dục thể thao.
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL quy định yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính, cụ thể như sau:
Huấn luyện viên chính (hạng II) - Mã số V.10.01.02
..
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II):
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III) hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III) hoặc tương đương đã trực tiếp huấn luyện, đào tạo vận động viên đạt ít nhất một trong các thành tích sau: huy chương tại Đại hội thể thao toàn quốc; các giải vô địch quốc gia; cup quốc gia; giải vô địch trẻ từng môn châu Á, thế giới hoặc thành tích quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 4 Thông tư này.
Theo đó viên chức dụ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên hoặc tương đương đã trực tiếp huấn luyện, đào tạo vận động viên đạt ít nhất một trong các thành tích sau: huy chương tại Đại hội thể thao toàn quốc; các giải vô địch quốc gia; cup quốc gia; giải vô địch trẻ từng môn châu Á, thế giới hoặc thành tích quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?