Chuyên viên chính về quản lý chăn nuôi phải có kinh nghiệm như thế nào?
Chuyên viên chính về quản lý chăn nuôi phải có kinh nghiệm như thế nào?
Căn cứ mục 5.1 Biểu số 2 bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT thì Chuyên viên chính về quản lý chăn nuôi cần phải có kinh nghiệm như sau:
- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian giữ ngạch tương đương với ngạch chuyên viên thì thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
- Trong thời gian giữ ngạch Chuyên viên (hoặc Kiểm dịch viên động vật, Kiểm dịch viên thực vật, Kiểm soát viên đê điều, Kiểm lâm viên, Kiểm ngư viên) và tương đương đã tham gia xây dựng hoặc thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc xây dựng, thẩm định ít nhất 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Chuyên viên chính về quản lý chăn nuôi phải có kinh nghiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Chuyên viên chính về quản lý chăn nuôi phải đáp ứng yêu cầu gì về năng lực?
Căn cứ mục 5.2 Biểu số 2 bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT quy định yêu cầu về năng lực đối với Chuyên viên chính về quản lý chăn nuôi như sau:
Nhóm năng lực | Tên năng lực | Cấp độ |
Nhóm năng lực chung | - Đạo đức và bản lĩnh | 4-5 |
- Tổ chức thực hiện công việc | 3-4 | |
- Soạn thảo và ban hành văn bản | 3-4 | |
- Giao tiếp ứng xử | 3-4 | |
- Quan hệ phối hợp | 3-4 | |
- Sử dụng công nghệ thông tin | Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm | |
- Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số | Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm | |
Nhóm năng lực chuyên môn | - Tham mưu xây dựng văn bản | 3-4 |
- Hướng dẫn thực hiện văn bản | 3-4 | |
- Kiểm tra thực hiện văn bản | 3-4 | |
- Thẩm định, góp ý văn bản | 3-4 | |
- Thực hiện hoạt động chuyên môn nghiệp vụ | 3-4 | |
Nhóm năng lực quản lý | - Tư duy chiến lược | 2-3 |
- Quản lý sự thay đổi | 2-3 | |
- Ra quyết định | 2-3 | |
- Quản lý nguồn lực | 2-3 | |
- Phát triển đội ngũ | 2-3 |
Chuyên viên chính về quản lý chăn nuôi phải làm những công việc gì?
Căn cứ mục 2 Biểu số 2 bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT quy định về các công việc và tiêu chí đánh giá đối với Chuyên viên chính về quản lý chăn nuôi như sau:
TT | Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
2.1 | Xây dựng văn bản | Tham gia xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của Bộ, ngành, địa phương về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) theo phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị. | Các văn bản tham gia xây dựng được phê duyệt, triển khai thực hiện đúng tiến độ, chất lượng. |
2.2 | Hướng dẫn triển khai thực hiện văn bản | - Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của Bộ, ngành, địa phương về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm); - Hướng dẫn, theo dõi tổng hợp việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị hoặc của địa phương theo phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị. | - Kế hoạch và văn bản triển khai thực hiện được ban hành đúng tiến độ; nội dung hướng dẫn hiệu quả, chất lượng, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Tổng hợp báo cáo và đề xuất được một số biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành được giao. |
2.3 | Kiểm tra thực hiện văn bản | Giám sát, kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của Bộ, ngành, địa phương về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị hoặc của địa phương theo phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị. | - Hoạt động giám sát, kiểm tra được thực hiện theo kế hoạch; - Nội dung báo cáo đánh giá đầy đủ, có đề xuất giải pháp kịp thời, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. |
2.4 | Tham gia thẩm định, góp ý văn bản. | Tham gia thẩm định, góp ý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của Bộ, ngành, địa phương về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị hoặc của địa phương theo phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị. | Nội dung tham gia thẩm định, góp ý được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao. |
2.5 | Thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ | Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm). | Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc. |
2.6 | Phối hợp thực hiện. | Phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách, triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực .... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) liên quan đến nhiệm vụ được phân công. | Nội dung phối hợp được hoàn thành đạt chất lượng, theo đúng tiến độ kế hoạch. |
2.7 | Thực hiện chế độ hội họp. | Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến công tác chuyên môn được phân công. | Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu. |
2.8 | Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác của cá nhân. | Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác của cá nhân. | Kế hoạch công tác của cá nhân được xây dựng theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị và báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện. |
2.9 | Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị. |
* Lưu ý: Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2023.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?