Chuyển lương gross sang lương net như thế nào là chuẩn nhất?

Tôi muốn tính lương gross sang lương net thì dựa vào đây? Pháp luật có quy định nào về việc này hay không? Nếu tính ra và phát hiện công ty trả lương thiếu thì công ty bị xử lý như thế nào? Câu hỏi của chị Huệ (Bình Phước)

Lương gross, lương net được pháp luật quy định như thế nào?

Hiện nay theo Bộ luật Lao động 2019 nói riêng và các văn bản quy phạm pháp luật khác nói chung không có quy định cụ thể về khái niệm lương Gross và lương Net. Tuy nhiên thuật ngữ này lại được sử dụng thường xuyên trong môi trường doanh nghiệp, nhìn chung đây chỉ là tên gọi cho mức lương trả cho người lao động. Trong đó:

- Lương Gross là tổng tiền lương mỗi tháng của người lao động bao gồm lương cơ bản; các khoản trợ cấp, phụ cấp, hoa hồng,… và cả các khoản đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân (nếu có) của người lao động mà doanh nghiệp chưa trích đóng.

- Lương Net là tiền lương thực nhận của người lao động sau khi doanh nghiệp đã trừ hết các khoản chi phí phải đóng bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và thuế thu nhập cá nhân.

Lưu ý: Trước khi trả thu nhập cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ trích từ tiền lương của người lao động một khoản tiền để đóng bảo hiểm, đoàn phí (nếu có), đóng thuế TNCN cho người lao động. Do đó mức lương thực nhận của người lao động sẽ thấp hơn so với mức lương đã thỏa thuận trên hợp đồng.

lương gross

Chuyển lương gross sang lương net (Hình từ Internet)

Căn cứ nào để tính lương gross sang lương net?

Như phân tích ở trên, lương gross là tổng tiền lương mà người lao động nhận được mỗi tháng còn tiền lương net là tiền lương mà người lao động nhận được về tay mình khi đã trừ các khoản phí. Do đó tiền lương gross sang lương net sẽ được tính dựa theo công thức sau đây:

Lương gross = Lương net + Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc + Thuế TNCN (nếu có) + Đoàn phí (nếu có)

Lương net = Lương gross – (Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc + Thuế TNCN (nếu có) + Đoàn phí (nếu có))

Trong đó:

- Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc được quy định như sau:

+ Bảo hiểm xã hội: 8% (khoản 1 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 )

+ Bảo hiểm thất nghiệp: 1% (Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013)

+ Bảo hiểm y tế: 1,5% (Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)

- Tiền đoàn phí: 1% tiền lương (Điều 23 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016)

- Đối với thuế TNCN:

Thuế TNCN = (Tổng thu nhập – Các khoản được miễn – Khoản giảm trừ) * Thuế suất

Nếu người lao động có thu nhập từ 11 triệu đồng/tháng trở lên thì có thể sẽ thuộc trường hợp nộp thuế TNCN. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào những khoản được giảm trừ, miễn TNCN (Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14)

Lưu ý: Để tính TNCN phải nộp, tham khảo Biểu thuế suất lũy tiến từng phần; hoặc cũng có thể áp dụng phương pháp rút gọn theo Phụ lục: 01/PL-TNCN Ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Người sử dụng lao động không trả đủ lương cho người lao động thì bị xử lý như thế nào?

Nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động trong quá trình lao động, pháp luật đã có những quy định về nguyên tắc trả lương tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Như vậy nếu công ty không trả lương cho người lao động là hành vi vi phạm về quy định tiền lương và sẽ bị xử phạt tại Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.

Như vậy, công ty không trả đủ lương cho người lao động theo thỏa thuận sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định pháp luật.

Công cụ tính lương gross sang lương net chuẩn nhất: TẠI ĐÂY

Tính lương gross sang net
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lương gross là gì? Cách tính lương gross sang net dành cho người lao động ra sao?
Lao động tiền lương
Công cụ tính online lương gross ra lương net dành cho người lao động ở đâu?
Lao động tiền lương
Chuyển lương gross sang lương net như thế nào là chuẩn nhất?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tính lương gross sang net
2,116 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tính lương gross sang net

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tính lương gross sang net

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp 17 văn bản về thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2024 Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào