Chứng minh công nhân quốc phòng có thời hạn sử dụng bao lâu?
Chứng minh công nhân quốc phòng có thời hạn sử dụng bao lâu?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 59/2016/NĐ-CP Quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng quy định:
Thời hạn sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
Thời hạn sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng là mười hai năm. Trường hợp thời gian phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng còn dưới mười hai năm thì lấy thời hạn phục vụ còn lại để cấp.
Theo đó thời hạn sử dụng Chứng minh công nhân quốc phòng là mười hai năm.
Trường hợp thời gian phục vụ của công nhân quốc phòng còn dưới mười hai năm thì lấy thời hạn phục vụ còn lại để cấp.
Chứng minh công nhân quốc phòng có thời hạn sử dụng bao lâu? (Hình từ Internet)
Cấp Chứng minh công nhân quốc phòng phải tuân theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 218/2016/TT-BQP quy định:
Mục đích, nguyên tắc cấp, sử dụng Chứng minh và Thẻ
1. Mục đích sử dụng Chứng minh
a) Giấy chứng minh sĩ quan quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 130/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định về Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân (sau đây gọi chung là Nghị định số 130/2008/NĐ-CP);
b) Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng quy định tại Điều 3 Nghị định số 59/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là Nghị định số 59/2016/NĐ-CP).
2. Mục đích sử dụng Thẻ
a) Chứng minh người được cấp Thẻ là hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; sĩ quan dự bị; quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị của Quân đội nhân dân;
b) Phục vụ công tác quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; sĩ quan dự bị; quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị của Quân đội nhân dân.
3. Nguyên tắc cấp
a) Mỗi sĩ quan được cấp một Giấy chứng minh, có số hiệu riêng từ dữ liệu do Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị quản lý;
b) Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng quy định tại Điều 4 Nghị định số 59/2016/NĐ-CP;
c) Mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; sĩ quan dự bị; quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được cấp một Thẻ, có số hiệu riêng.
Theo đó, nguyên tắc cấp Chứng minh công nhân quốc phòng là:
Mỗi công nhân quốc phòng được cấp một Chứng minh, có số hiệu Chứng minh riêng từ dữ liệu do Bộ Quốc phòng quản lý.
Công nhân quốc phòng được hưởng những loại phụ cấp, trợ cấp nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 19/2017/NĐ-CP có quy định:
Chế độ tiền lương đối với công nhân quốc phòng
1. Bảng lương đối với công nhân quốc phòng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Công nhân quốc phòng được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp bao gồm:
a) Phụ cấp thâm niên vượt khung;
b) Phụ cấp khu vực;
c) Phụ cấp đặc biệt;
d) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
đ) Phụ cấp trách nhiệm công việc;
Điều kiện, thời gian và mức hưởng của các loại phụ cấp tại các điểm a, b, c, d, đ khoản này được thực hiện như quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
e) Phụ cấp công vụ:
- Áp dụng đối với công nhân quốc phòng hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
- Điều kiện, thời gian và mức hưởng phụ cấp công vụ được thực hiện như quy định tại Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.
g) Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
Điều kiện, thời gian và mức hưởng được thực hiện như quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
...
Theo đó công nhân quốc phòng được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp sau:
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp đặc biệt;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp công vụ (áp dụng đối với công nhân quốc phòng hưởng lương từ ngân sách nhà nước);
- Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó thì công nhân quốc phòng còn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên theo Điều 5 Nghị định 19/2017/NĐ-CP như sau:
+ Công nhân quốc phòng có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
+ Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?