Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là gì? Mỗi nhà giáo được cấp bao nhiêu chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo?
Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là gì?
Theo Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đã nhất trí thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cán bộ quản lý giáo dục là người làm việc trong các cơ quan quản lý giáo dục, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục theo phạm vi thẩm quyền được giao.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục là nhà giáo và là người đại diện trước pháp luật của cơ sở giáo dục, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục theo chức năng nhiệm vụ, quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.
3. Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục là người được bổ nhiệm hoặc công nhận giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong cơ sở giáo dục và được hưởng lương theo chức vụ quản lý.
4. Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo cấp cho người đạt chuẩn nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục khác (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục).
...
Theo đó, chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo cấp cho người đạt chuẩn nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục khác.
Xem chi tiết Dự thảo Luật Nhà giáo: TẢI VỀ
Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là gì? Mỗi nhà giáo được cấp bao nhiêu chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo? (Hình từ Internet)
Mỗi nhà giáo được cấp bao nhiêu chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo?
Căn cứ theo Điều 15 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo như sau:
Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo
1. Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo có giá trị sử dụng trong toàn quốc và quốc gia khác theo chương trình hợp tác quốc tế với Việt Nam.
2. Mỗi nhà giáo được cấp một (01) hoặc hơn một (01) chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo.
3. Các trường hợp được cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo:
a) Nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục đạt chuẩn nhà giáo trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
b) Nhà giáo được tuyển dụng vào các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục đạt chuẩn nhà giáo sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành nếu đạt yêu cầu của kỳ sát hạch chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo;
c) Nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng chưa được cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo (nếu có nhu cầu);
d) Nhà giáo nước ngoài nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và có nhu cầu.
4. Nhà giáo đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo khi bị mất hoặc hư hỏng.
...
Theo đó, mỗi nhà giáo được cấp một hoặc hơn một chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo.
Đạo đức nghề nghiệp đối với nhà giáo gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định như sau:
Đạo đức nghề nghiệp
1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
4. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
Theo đó, đạo đức nghề nghiệp đối với nhà giáo gồm:
- Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo;
- Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác;
- Có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp;
- Sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng;
- Tận tụy với công việc;
- Thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành;
- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học;
- Thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí;
- Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc;
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?